Sưu tầm: Ngọc dương Chương 13 Mở giếng
Ánh trăng sáng lòa rọi lên thân người, phảng phất như đưa cả hơi lạnh tới. Ở vùng quê hoang vắng này, mặt trăng có vẻ như to khác thường.
Tôi ngồi xuống bên cửa, phiến đá lạnh băng, hơi lạnh thấu tới tận xương. Mới hút được nửa điếu thuốc, tôi chợt thấy tiếng động sau lưng. Ngoảnh đầu lại đã thấy Tử Lam. Ã khoác
áo đứng nhìn tôi dò xét.
Tôi hỏi:
- Sao không ngủ nữa đi?
Tử Lam nhìn tôi xét nét rồi chậm rãi nói:
- A Khang, sao anh không ngủ?
Tôi đau khổ cười:
- Ngủ không nổi.
- Anh buồn ngủ lắm rồi cơ mà!
Tôi hơi lúng túng. Lúc nãy tôi ngồi ngáp, Tử Lam đều thấy rõ. Tôi bảo không ngủ được rõ ràng là nói dối. Nhưng ả biết tôi không dám ngủ. Tôi lại rít một hơi thuốc, không nói thêm gì
nữa.
Tử Lam ngồi bên bậu cửa sau lưng tôi nói nhỏ:
- A Khang, anh là người xã nào?
Tôi bảo:
- Xa lắm đấy, cũng phải ngót ngàn dặm.
Ả hơi sững người:
- Anh không phải là người ở đây?
Tôi cũng ngây người, quay đầu lại nhìn:
- Sao lại nghĩ thế?
- Lúc nãy anh nói mấy câu, đúng là giọng địa phương ở đây, bà nghe còn hiểu được. Bà chưa bao giờ ra khỏi làng này, làm sao mà hiểu được giọng vùng khác?
Tôi hít một hơi khí lạnh, không biết trả lời Tử Lam ra sao. Giọng của bà Tử Lam, tôi nghe không hiểu chút nào, vậy mà ả bảo tôi nói giọng địa phương này, sao lại thế được? Tôi ngẩn
người ngồi xuống, miệng làu bàu:
- Thật thế không?
- Thật đấy, lúc nãy anh hỏi Liễu VănUyên bao nhiêu tuổi, câu ấy đúng là giọng ở đây. Tôi nghe anh nói giọng địa phương cũng giật thót mình.
Dải đất Tương Tây có nhiều dân tộcthiểu số, tiếng địa phương đặc biệt khó nghe. Nhưng tiếng địa phương trên dải đất Hồ Nam, về cơ bản là gần giống nhau, không như các vùng
khác, đi mười dặm là không hiểu nhau. Thời nhỏ tôi đã ở các vùng khác nhau, nhưng phần lớn là bắc Hồ Nam, từ nhỏ đã không nói tiếng địa phương, đến nay quên sạch rồi,có
chăng chỉ nhớ được đôi câu.
Tôi chẳng dám nghĩ thêm, chỉ cười trừ mà rằng:
- Có lẽ là câu ấy giống nhau. Quê gốc tôi cũng là Hồ Nam. Chỉ tại bỏ quê từ nhỏ, đến giờ chẳng còn nhớ được đã ở những nơi nào.
- Ngoài ấy tốt không?
Tôi lắc đầu:
- Cũng khó bảo là tốt, thành phố lớn thì người chen người, ồn ào kinhkhủng, tôi cũng chẳng thích, phố trấn nhỏ thì cũng loạn lắm. Được cái hơi nhiều nhà cao tầng một chút. Thực ra ở
đây chỉ cần mở mang cũng có thể thành điểm du lịch, xa xôi người ta vẫn thích đến.
Ả thở dài một cái:
- Tôi thực bụng muốn đi xem một cái, cái làng này, tôi cũng chưa lần nào ra khỏi.
Tôi cười:
- Nếu như cô rỗi rãi, tôi đưa cô đi thăm Nguyên Lăng là được rồi.
Mặt Tử Lam thoáng một nét buồn lo:
- Liễu Văn Uyên đã bảo mọi người chúng tôi không được ra khỏi làng.
- Vì sao? - Tôi bỗng có ác cảm với cái tay Liễu Văn Uyên Chưa từng trông thấy mặt ấy.
- Thật nực cười, đến cả trưởng thôn cũng không được phép canh chừng không cho cô ra khỏi làng. - Tử Lam mở to mắt như nghe thấy điều gì đó rất đáng sợ, nói một cáchgượng
gạo:
- Nhưng dân làng này, nếu ra bên ngoài đều không sống nổi, nhà A Bảo cũng thế đấy!
A Bảo, cái tên này cũng đã xuất hiện trong cuốn truyện của Ôn KiếnQuốc, kẻ này đã rơi xuống giếng vàbị tượng Phật dìm chết. Tôi nắm lấy tay ả:
- Có thật là có người tên A Bảo không?
Tử Lam ngượng ngùng rút tay ra khỏi tay tôi:
- Có chứ, anh biết người ta à? Phải rồi, anh đã mua đồ cổ nơi anh Chín chứ?
Anh Chín lại là ai đây? Tôi chột dạ, chả hiểu từ đâu lại thêm ra cái gã anh Chín này.
Tử Lam thấy rõ sự nghi hoặc của tôi:
- Anh Chín là bố A Bảo.
Tôi gượng cười:
- Ngôi thứ của cô cũng khá cao đấy chứ?
Ở làng quê thường là như vậy, người cả làng thường có quan hệ họ hàng, thông gia xa gần với nhau. Lâu đời rồi thì người ngôi thứ dưới lại cao tuổi hơn người ngôi thứ trên. Như
vậy thì cái tay anh Chín này đúng làngười già đã chết trước miệng giếngtrong tiểu thuyết của Ôn Kiến Quốc.
Chẳng hiểu tại sao tôi bắt đầu run khắp người, tôi hỏi nhỏ:
- Họ đều đã chết cả sao?
Tử Lam lấy làm lạ, nhìn tôi một cái:
- Cái anh này kỳ lạ thật, làm sao màanh biết? Liễu văn Uyên đã bảo bọnhọ ra ngoài thì phải chết, chị Chín còn khóc vật vã mấy ngày cơ đấy.
- Họ chết thế nào?
Tử Lam hơi ngại ngùng nhưng thấy bộ dạng sốt ruột của tôi, ả thì thầmbảo:
- Liễu Văn Uyên nói, người làng Xạ Công, nếu đi ra ngoài thiên hạ thì Dạ Vương sẽ ăn thịt hết, thế là chẳng ai dám đi.
Dạ Vương, lại hai chữ đó. Tôi hỏi:
- Dạ Vương, thực ra là cái gì?
Tôi vừa buột miệng, mặt Tử Lam đãtái đi. Da dẻ ả vốn đã đen, lúc đó lúc đó lại biến thành màu xám. Ả vộivàng xua tay:
- Đừng nói, Liễu Văn Uyên bảo Dạ Vương là thứ không ai được nói đến.
Cái tay Liễu Văn Uyên này đúng là đang dùng mê tín khống chế dân làng. Tôi bảo:
- Tử Lam, cô đừng sợ Dạ Vương, cáithứ này không có đâu, chắc chắn làLiễu Văn Uyên lừa các người. Chắc chắn là hàng năm hắn đều đều mọi người tiến cống cho Dạ Vương,
thực ra là để hắn thu về cho mình.
Tử Lam hoảng hốt nhìn tôi:
- Có đâu, giếng Dạ Vương mỗi năm chỉ mở một lần, cũng chỉ ném vào đó một con lợn, Liễu Văn Uyên chẳng lấy cái gì. Nhà ông ấy cũng chẳng sung sướng gì, hai đứa con đều dở
người.
Nếu là như thế thì Liễu văn Uyên đâu có phải là tay lừa đảo bằng mê tín dị đoan, chưa biết chừng hắn là tín đồ Thiên Chúa thật sự. Tôi thở dài một hơi:
- Cứ cho là ông ta không lấy, thế nhưng đã có ai trông thấy Dạ Vương chưa?
Sắc mặt Tử Lam vừa bình thường trở lại, bây giờ bỗng xám xịt. Ả nhìnra bên ngoài, đêm đã khuya, chỉ có tiếng côn trùng rải rác, nhẹ nhàng và lạnh lẽo thảng hoặc kêu lên.
Ả ghé sát tai tôi nói khẽ:
- A Khang, tôi bảo anh, có Dạ Vương thật đấy, tôi đã thấy.
Ả nói mới nghiêm trang làm sao, chẳng có vẻ gì là khóac lác. Tôi hỏi:
- Cô thấy thật chứ?
- Đã nhiều năm rồi, năm đó bỗng cónhiều ô tô đến đây, có một người đàn ông ăn vận rất đẹp đến làng tìm Liễu Văn Uyên. - Ả nói đến đó lạinhìn ra bốn chung quanh rồi bỗng hạ
giọng thầm thì hơn nữa. - Nhưng anh tuyệt đối không được nói với ai.
Bộ dạng ả lúc này chẳng khác gì một bé gái. Cho dù ả không đẹp nhưng cái thần thái ấy cũng có đôi phần đáng yê. Tôi cảm thấy lòng mình cũng đã rộng mở hơn nhiều.
Tôi nhịn cười bảo:
- Được rồi, tôi ngồi nghe, nói tiếp đi.
- Tôi chưa bao giờ được thấy quần áo đẹp đến thế, hình như không phải bằng vải, đúng lắm... cứ như nước ấy.
Ả phải nghĩ một chút mới tìm ra cách so sánh này. Có lẽ trong nhậnthức của Tử Lam, chỉ có mặt nước mới so được với chất liệu làm nên thứ vải phẳng phiu đó.
vừa đưa tay sờ lên cổ
- Đang cắn vào động mạch cổ - Tôi lẩm bẩm một mình, trong lòng như đóng băng. Lời của Tử lam không ai tin, nhưng tôi biết đó là sự thật. Không những Liễu Văn Uyên, cả ÔnKiến Quốc và tôi cũng đã trở thành những con quỷ hút máu, đều bởi DạVương cả. Trần Đào bảo những thứđó ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Hắnđã đoán đúng... Nhưng tôi không thể hiểu được là tôi bị nhập cuộc vào lúc nào. Còn Lâm Bồ Lam, cô tacó bị nhập không? Vì sao mà trên thân cô ta lại mọc ra những vết rằn vện màu đen còn Ôn Kiến Quốc và tôi thì không? Nghĩ đến đó tôi ngắt lời Tử Lam:
- Phải rồi, trên thân Liễu Văn Uyên cp1 thấy những vết vằn vện màu đen không?
Tử Lam lấy làm lạ nhìn tôi:
- Anh cũng biết là xúc phạm Dạ Vương sẽ thành ra thế sao?
Một mớ hổn độn trong đầu óc tôi. kết hợp tất cả những lời nói của Ôn Kiến Quốc, Lâm Bồ Lam và Tử Lam lại với nhau, tôi đã hiểu được "nhân quả" của sự việc, nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ vì sao trên mình tôi và Ôn Kiến Quốc chưa xuất hiện những vết vằn vện. Sau khi chết, trên mình Lâm Bồ Lam không còn vết vằn vện nữa, tôi đã thấy rất rõ trêb tivi; còn Ôn Kiến Quốc ngay cảkhi còn sống, tôi cũng không hề thấy thân thể anh ta những vết đó.
Tôi đang mãi nghĩ thì Tử Lam bảo:
- Nhưng trên thân Liễu Văn Uyên đâu có thấy?
- Tai sao Liễu Văn Uyên muốn hút máu người, người khác có biết không?
Tử Lam lại lắp bắp:
- A Khang, anh không được nói với ai đấy nhé; nếu Liễu Văn Uyên biết tôi nói với anh, ông ta sẽ giết tôi.
- Sẽ không nói đâu. - Tôi lẩm bẩm, vẫn còn hoang mang không hiểu thết nào.
Dạ Vương thực ra là cái thứ gì vậy? Sự thật này tôi không sao hiểu nổi và cũng thật đáng sợ. Chắc chắn làTử Lam không nói dối tôi, mọi điều ảnói, khẳng địng là đúng, nhưng tất cà những điều đó thật là khó hiểu.
Tôi bảo:
- Kể tiếp đi, về sao thế nào?
- Người đó... - Mắt ả bổng trợn lên,giọng lạc đi - A Khang, không kể có được không?
- Kể tôi nghe đi.
Âm thanh nghe thấy lúc này hoàn toàn không giống với tiếng còi hụt hơi đó nhưng chẳng hiểu tại sao, tôicứ cảm thấy chúng cùng một loại.
Tôi lại nhìn Tử Lam, đôi mắt ả đầy vẻ sợi hãi chẳng khác gì con vật nhỏ bé đang bị thú dữ chằm chằm nhìn mình. Tôi thấy hơi nhói đau trong lòng, đập đập vào tay ả:
- Thôi, đi ngủ đi, tôi đi xem một chútrồi về ngay.
- Anh cẩn thận đấy, đừng đến quá gần - Ả dường như sắp bật khóc - Tôi sợ lắm.
- Đừng sợ.
Tôi đi về phía trước, được hai bước lại quay đầu nhìn lại, Tử Lam vẫn đứng trước cửa nhìn theo tôi, ngườiđứng thẳng, hoàn toàn không độngđậy. Tôi vẫy tay tiếp tục bước. Âm thanh đó vọng tới, nghe rõ hơn và không còn giống tiếng còi ho8i; chỉ là tiếng rít của không khí phát ra trong đường ống; vừa rền rĩ vừa trầm nặng. Khi mới nghe tưởng nhưrất xa, nhưng nghe kỹ lại có cảm giác rất gần, gần như ngay dười chân và dễ làm người ta liên tưởng đến hơi thỏ.
Đúng vậy, ở ngay dười chân. đôi chân tôi đã cảm nhận được lòng đấtđang run rẩy.
Trong nhà là nền đất, nhiều năm tháng đã qua, nền đất bị giẫm đã chật cứng. Vậy mà gan bàn chân tôi lại cảm nhận thấy nơi ấy đang gợn sóng trồi sụt , tuy biên độ rất nhỏ nhưng có thể cảm nhận rõ. Tôi dường như đang đứng trên lưng một con sâu xanh khổng lồ, con sâunày oằn oại từng cơn.
Liệu tôi có nhầm lẫm, tôi đã đọc được trong một cuốn sách viết rằng: nơi mà lớp vỏ trái đất đang cóhoạt động chuyển dịch mạnh mẽ thìnhững cơn động đất nhẹ kiểu này làchuyện thường thấy. Có lẽ cái làng nhỏ bé Tương Tây này cũng nằm trong vùng thường xuyên xảy ra địa chấn.
Nếu lắng tai, có thể nghe thấy tiếng lao xao rất khẽ xung quanh như tiếng thở của đất. Nhưng tất cả những âm thanh đó chỉ biến nơi này thành tĩnh lặng như trong cõi chết. Những âm thanh đó rất nhỏ nhẹ, thậm chí còn có nhịp điệu, tạo nên sự kỳ bí của đêm đen.
Nhà của Tử Lam hẳn phải ở chỗ cùng làng vì tôi không nhìn thấy máinhà nào khác. Một con đường vòngqua trước cửa rồi chìm vào cỏ dại cao lút đầu người. Tôi thận trọng bước lên từng bước vì đường làng không được là phẳng bằng xe lu màdo con người đi mãi thành lối mòn. Sau cơn mưa, mặt đường mềm nhão; nếu đi chân trần bùn nhão chắc hẳn sẽ trào qua kẽ chân.
Tôi rẽ cỏ tiến lên phía trước. Bùn dính bám vào đế giày theo từng bước chân làm mất sức nhanh như thể có một sức mạnh bí hiểm nào đómuốn níu chân tôi. Không chút do dự, tôi từng bước, từng bước tiến về phía trước.
Tiếng lào xào bỗng lắng xuống
Tôi cũng đứng sững lại nỗi sợ hãi mơ hồ trào dâng làm tôi chao đảo, chẳng khác gì đang đi đêm trên con đường đá mấp mô, gồ ghề; khi bước lên đoạn đường nhẵn phằng lại có cảm giác không vững nữa.
Tôi rẽ cỏ tiếp tục tiến bước.
Cỏ mọc rất cao che khuất mọi vật trước mắt, nhưng lúc này chắc chắn là tôi đã đến rìa tràng cỏ, phíatrước là vùng thoáng đãng. Không chỉ trảng cỏ trên vùng tới đây, cỏ quanh làng cũng tốt um tùm, nhẹ nhàng gợn sóng trong gió đêm; trông giống như đàn động vật nguyhiểm tiềm ẩn. Tôi vươn tay ngắt một lá cỏ đẩm nước mưa, nước dínhvào ngón tay đem lại cảm giác giá buốt. Nhưng không hiểu vì lý do gì, trong lòng tôi bỗng trào lên một dụcvọng mờ ám.
Có người đến. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi thực sự chẳng muốn bước thêm, cảm thấy như trút đượcgánh nặng.
Có ba người đến. Người đi trước ăn vận kiểu nông dân. Kẻ đi giữa vạm vỡ, khỏe mạng trên tay cầm chiếc gậy dài bằng sắt có vẻ rất nặng. Người đi cuối cùng vận chiếc áo gió,ăn mặc kiểu tỉnh thành.
Ngoài tôi ra, hóa ra làng Xạ Công vẫn có người ngoài. Mãi đến lúc này, cái thế giới siêu thực như lời đồn đại mới mờ nhạt bớt. Lâu nay tôi vẫn cho rằng cái làng nhỏ bé này là một thế giới hoàn toàn biệt lập.
Bọn họ bước tới trước giếng, người mặc áo gió bỗng nói:
- Thì ra là ở đây.
Người này hạ giọng rất thấp, cổ áo gió dựng đứng che khuất mặt mũi nhưng giọng nói thì nghe quen quen. Tôi chưa kịp nhớ ra là ai thì người mặc bộ đồ thôn quê kia đã nói:
- Ở đây! Chuẩn bị xong chưa?
- Tấn nhiên.
Kẻ mặc áo gió cười, rút một điếu thuốc đưa lên miệng:
- Làm điếu thuốc đã nào!
- Làm việc trước đã - Người cầm gậy nói.
Một tiếng "tách", lửa đã bật. Tiếng bật lửa đó như tiếng chuông đánh thức trí nhớ của tôi. Nhờ ánh sáng bật lửa, tôi nhìn rõ mặt người này, y chính là tay lái buôn đồ cổ có tên Trương Bằng mà tôi gặp trên thuyền.
Sao hắn cũng đến đây? Phải chăng lúc ở trên thuyền, thấy tôi muốn hỏihan về làng Xã Công, hắn tưởng tôicũng đi kiếm đồ cổ nên đã vội đến trước? Tôi rất giận hắn, nhưng nghĩđến việc nếu không có cái sơ đồ mà hắn vẽ cho, tôi khó mà đên được làng Xạ Công này nên tôi cũng nguôi ngoai.
Tay vạm vỡ đó lùa cây gậy vào dưới nắp giếng, một tiếng "cheng" phát ra. đó là tiếng va chạm của kim loại, rõ ràng cây gậy đó phải là cây gậy sắt. Hắn dùng sức bẫy lên,cái nắp giếng phát tiếng kêu "két" nhưng cũng chỉ hơi nhúc nhích. Hắnlại nắm lấy cạnh nắp giếng, kéo thửmột cái rồi gọi Trương Bằng:
- Đừng phát ra ánh lửa.
Trương Bằng cùng gả nông dân, mỗi người nắm lấy một cạnh của nắp giếng, từ từ nhích từng chút một. Chiếc nắp cọ trên thành giếng phát ra tiếng cọt kẹt như nghiến răng. Bố con nhà A Bảo, như Ôn Kiến Quốc nói, chắc hẳn đã tốn không ít công sức mới mở được cái nắp ấy ra. Trương Bằng làu nhàu:
- Giấu kỹ đấy.
- Bên trong là pho tượng vàng ròngđó? Trong bóng đêm, nhịp thở của tôi cũng gấp gáp thêm.
Trong bóng tối bỗng lại có người nóikhẽ:
- Chú ơi, làm thế này không được đâu.
Tiếng nói đó thật đột ngột, lại một người đàn ông mặc áo nông dân bước ra. Giọng nói này rất già. Ánh trăng soi vào mặt ông, có thể thấy rõ những nếp nhăn như vỏ cam héodồn lại thành đống. Cả ba người kiađều giật mình, buông nắp giếng ra đứng sang một bên.
- A Kim, việc này không quan hệ gì đến anh.
Người đàn ông mặc áo nông dân hạgiọng nói; vừa nghe thấy, tôi liền chột dạ. Giọng trầm nhỏ nhưng nhưcó nam châm, phát âm khúc chiết, tôi không thể tin được giọng nói đó lại có thể từ miệng một người nông dân ở vùng hẻo lánh này. Nếu đó làmột phát thanh viên của đài trung ương thì tôi tin ngay.
- Sao lại không quan hệ gì đến tôi, tôi là trưởng thôn, dù thứ bậc tronghọ thì chú cao hơn tôi nhưng chú phải nghe tôi.
Khẩu khí của tay trưởng thôn tên Kim đó rất cứng, ông ta lại bước lênmột bước nói:
- Trời ơi, các cụ đã bảo rồi, nắp giếng này không được mở, mở ra là sinh chuyện đấy. Dạo trước cả nhà A Bảo mở nắp giếng này đều đã chết ở trong rồi còn gì. Từ hôm đó chú chẳng bảo bọn tôi là không baogiờ được đến gần cái giếng này nữalà gì. Sao chú còn dẫn người lạ lén lén lút lút tới đây mở giếng?
Trương Bằng ngơ ngác nhìn người trưởng thôn rồi nói:
- Liễu Văn Uyên, thế này là thế nào? nguồn từ www.xalo360.hexat.com Website lớn nhất Việt Nam Trang:[ 1 ][ 2 ][ 3 ][ 4 ][ 5 ][ 6 ][ 7 ][ 8 ][ 9 ][ 10 ][ 11 ][ 12 ][ 13 ][ 14 ] [--TRANG CHU--]