Sưu tầm: Ngọc dương Chương 8 Bí mật của Ôn Kiến Quốc
Ra khỏi khối nhà lớn, tôi cảm thấy ngơ ngác.
Mất việc, lại khởi sự từ đầu. Ra phố, rút một ít tiền từ máy ATM. Tiền bồi thường vi phạm hủy bỏ hợpđồng đã nhập vào thẻ của tôi. Bớt chi tiêu vài khoản, tôi cũng sống thêm được mấy tháng nữa.
Tôi về nhà, sắp xếp lại một số thứ. Lâu nay đang bận rộn bỗng nhàn hạ, tôi lại cảm thấy hụt hẫng. Sau khi mua một cân táo ở quầy bán lẻ bên đường, tôi lên xe buýt đi về phía Viện 7
Viện 7 là viện tâm thần đặt ở vùng ngoại ô. Vùng này còn rất lạc hậu, khác hẳn với trung tâm thành phố. tôi phải mất công mò mẫm mãi mới tìm được đến nơi. Đây là một bệnh viện cũ kỹ, cũng rất kín đáo, người đến lần đầu rất khó tìm. Phải mất hồi lâu điền hết các mục trong bản tự kê khai, người ta mới cho tôi vào.
Thoạt nhìn, Viện 7 không khác với các bệnh viện khác, những phòng bệnh ngăn nắp nhưng đã được xây dựng khá lâu. Chỉ có điều, nơi đây đặc biệt nhiều cây cối.
Tôi cầm phiếu thăm bệnh nhân đi tìm số phòng. Ôn Kiến Quốc ở khu 3, tuy số phòng bệnh không nhiều nhưng hết sức khó tìm. Thấy một vịmặc áo blu trắng đi qua, tôi vội đuổitheo:
- Thưa bác sĩ, xin hỏi khu 3 đi hướng nào?
Ông ta xem phiếu thăm của tôi rồi nói:
- Đó là khu bệnh nặng, tiếp tục đi thẳng rồi rẽ phải.
Khu 3 nằm ở một góc của Viện 7, cũng là nơi hẻo lánh nhất. Khác hẳnvới các bệnh viện khác, cổng viện này đóng chặc suốt ngày. Tôi bấm chuông điện, cánh cửa sổ nhỏ hé mở, một khuôn mặt ló ra:
- Tìm ai?
Tôi đưa phiếu thăm bệnh nhân qua cửa sổ, ông ta nhìn lướt qua rồi bảo:
- Mời vào.
Xem phim nước ngoài, thấy các bệnh viện tâm thần thường được sơn trắng toát đến chói mắt, thế mà đoạn hành lang trước mắt tôi sao lại mốc meo, tường vôi long từng mảng lớn. Tôi bước theo ngườihộ lý đến một căn phòng, ông ta đẩy cửa vào rồi bảo:
- Ở đây.
Tôi bước vào phòng, phòng này có năm giường bệnh, tôi nhìn ngay thấy Ôn Kiến Quốc đang nằm trên chiếc giường sát cửa sổ. Giường làm bằng sắt, chân tay Ôn Kiến Quốc đều bị trói bằng vải mềm. Tôi kinh ngạc hỏi:
- Sao lại phải trói thế?
- Vừa điều trị bằng xung điện, tinh thần còn chưa được ổn định. - Người hộ lý trả lời với vẻ phớt lờ. - Thế này nhé, hoa quả đều phải đưavào phòng gửi, bệnh nhân không được phép dùng dao.
Trong căn phòng sáu bệnh nhân này, tôi còn trông thấy ba người nữa cũng bị trói, hai người còn lại có vẻ khá hơn. chỉ ngồi yên một chỗ, vẻ ngây ngô. Tôi chuyển túi táo cho vị hộ lý rồi ngồi xuống bên giường gọi:
- Ôn Khắc! Ông nhận ra tôi không?
Cửa sổ rất sáng, có thể thấy mặt ông ta không trát phấn. Mặt ông tatuy rất sần sùi nhưng chẳng có biểuhiện dị dạng nào. ôn Kiến Quốc quay đầu lại, ngây người nhìn tôi rồinở một nụ cười trên khóe miệng. Nhìn bộ dạng ông ta, tôi bỗng thấy chua xót trong lòng.
Tôi nghe thấy Ôn Kiến Quốc nói nhỏnhưng rất rõ:
- Tần Thanh Khang, đúng là ông hả?
Tôi vừa vui vừa kinh ngạc:
- Tôi đây, ông vẫn khỏe chứ?
Ôn Kiến Quốc chăm chú nhìn vào mặt tôi làm tôi cảm thấy ngượng nghịu. Quầng mắt ông ta hơi thâm, rõ ràng là mất ngủ. Tôi đang thất vọng vì cho rằng ông ta đã bị điên, nhưng lại thấy Ôn Kiến Quốc thở dài một cái rồi nói:
- Tôi không thể ngờ là ông lại đến thăm.
Tôi cười cay đắng, trả lời :
- Có lẽ tôi cũng chưa đến nỗi cạn hết tình người đấy chứ?. Ôn Khắc, vậy đã xảy ra chguyện gì thế?
Ông ta cựa mình, nhưng chân tay đã bị trói không nhúc nhích được, ông van xin:
- Cởi ra hộ tôi đi.
Tôi nhìn xung quanh, một vị hộ lí to béo, lưng tròn ngồi bên cửa ra vào,tay cầm một cuốn tạp chí cùng loại với Truyền kỳ Đại quan, anh ta đang chăm chú đọc, chẳng thèm đểý đến ai. Một người tuổi trung niên đã giãy tuột được dây vải trói tay, đang ngắm nghía nút thắt trói chân, có vẻ như ông ta cũng khônghiểu đó là thứ gì. Tôi cởi nút trói trên tay cho Ôn Kiến Quốc. Khi cởi trói, tôi trông thấy rất nhiều vết sẹo trên tay ông ta, có vẻ đó là dấu vết thương tích của nhiều trận đấu ác liệt. Tôi hồi hộp hỏi:
- Ôn Khắc, ông đã khá hơn chưa?
Ôn Kiến Quốc bĩu môi, tự mình cởi trói tiếp, rồi ngồi lên cởi nút trói trên chân. Động tác của ông ta rất nhanh, hoàn toàn không thể nhận ra đó là động tác của ngưới bệnh tâm thần. Tôi ngồi trên mép giường nhưng hồi lâu cũng chẳng biết nên nói năng gì. Ôn Kiến Quốc đã gỡ được nút trói chân, ông ta đứng dậy quan sát xung quanh với vẻ mặt căm ghét rồi bảo:
- Ra ban công đi, sống với bọn điên rồi tôi cũng phải phát điên thôi!
Lời nói của ông ta có đầu có đuôi, không có vẻ gì của một người tâm thần rối loạncả. Tôi bước theo ông ta ra ban công. Khác với các bệnh viện khác, ban công ở đây được bọc bằng lồng thép với những cây thép mập giống như nhà tù. Đứng trên ban công, Ôn Kiến Quốc vươn tay cho thoải mái rồi nói:
- À Khang này, tôi hoàn toàn khôngngờ là cậu đến.
- Thế ông vẫn trông đợi Lâm Bồ Lamđến sao?
Vừa nói ra câu này khỏi miệng, tôi đã vội chuyển sang ý khác.
- Tôi mang cho ông ít táo, hộ lý cất đi rồi.
- Cám ơn! - Ông ta thọc tay vào túi rồi quay lại hỏi - Ông có thuốc lá không?
Tôi móc điếu thuốc lá đưa cho ông ta rồi bật lửa châm thuốc. Ôn Kiến Quốc hút một hơi rất sâu, tới mức như muốn nuốt hết đám khói. Ngậmmiệng hồi lâu, ông ta mới thở ra mộthơi thật dài:
- Nicotin có tác dụng gây mê, quả làchẳng sai.
Tôi đứng sau lưng ông ta hỏi:
- Thế đã xảy ra chuyện gì? Hôm kia công an đến hỏi quan hệ của tôi và ông.
- Có lẽ lúc đó tôi đã lơ mơ nói đến tên ông? Lúc đó trên người tôi còn có danh thiếp của ông nữa, chả trách họ đến tìm.
Tôi chột dạ. Hôm đó tay công an họTrần chẳng nói gì tới cái danh thiếp tìm thấy trong người Ôn Kiến Quốc.Tôi do dự hỏi:
- Ôn Khắc, hôm đó tay công an bảoLân Bồ Lam...
Ôn Kiến Quốc quay phắt đầu lại, trừng trừng nhìn tôi. Tóc gáy tôi dựng đứng dưới cái nhìn của ông ta. Tôi sợ là ông ta lại sắp lên cơn. Nhưng rồi Ôn Kiến Quốc chỉ thở dài nói:
- Lâm Bồ Lam... Chết rồi!
- Ông... ông giết cô ấy?
Dù tôi không định hỏi nhưng chẳng hiểu sao lại buột miệng như thế. Tôithấy mình hiếu kỳ. Không biết là đã có cái gì mọc ra trên mình Lâm Bồ Lam và Ôn Kiến Quốc? Cho dù Ôn Kiến Quốc không phải là hạng ngườinhát gan tới mức có thể nghĩ lá câyrụng làm vỡ đầu người, nhưng tôi không tin ông ta có thể giết người. Dân văn chương chỉ tưởng tượng nhiều mà chẳng bao giờ hành động.Ông ta làm sao giết được người trong khi chỉ cần viết ra được một câu chuyện là đã hết hơi rồi.
Ôn Kiến Quốc gục đầu không nói một lời làm tôi thấy lo lo. Tôi khẽ hỏi:
- Ôn Khắc, ông không sao đấy chứ?
- Cũng có thể nói là chính tôi đã giếtcô ấy. - Ông ta ngẩng đầu lên, ánhmắt đau khổ, nói tiếp - Đúng, tôi đãgiết cô ấy.
Tôi bảo ;
Cũng có thể. Nhưng không, thật khó mà tin là ông lại giết cô ấy?
Ông ta cười cay đắng:
- Thế có gì khác nhau. Chính tôi đã làm hại cô ấy, nếu tôi không dẫn cô ấy đến vùng đó thì chẳng sao cả, cô ấy đã không bị Dạ Vương nhập vào.
Tôi rùng mình. Dạ Vương, đây là lầnthứ hai tôi nghe thấy từ này. Khi nằm mê, tôi cũng đã hỏi Ôn Kiến Quốc về chuyện này, lúc đó ông ta cũng trả lời tôi như vậy. Như thế cónghĩa là lần mộng du đó của tôi hoàn toàn không phải là ảo giác. Tôi hỏi:
- Dạ Vương là cái gì?
Môi run rẩy, Ôn Kiến Quốc ngẩn người nhìn tôi, mắt thất thần như bỗng biến thành kẻ tâm thần. Tôi rùng mình hỏi tiếp:
- Ôn Khắc. Dạ Vương thật ra là cái thứ gì?
Ông ta hơi mấp máy môi dưới, khẽ nói;
- Là cái gì ư?
- Đúng thế, là cái gì vậy?
Ông ta bỗng chộp lấy lan can ban công rồi hét lớn:
- Không! Ông không được đi, thả tôira, tôi phải về, phải về...
Vừa hét, ông vừa lắc mạnh lan can sắt. Nhưng lan can rất chắc, ôn Kiến Quốc lại chẳng phải là lực sĩ, lan can sắt chỉ hơi kêu lên răng rắc.
Tiếng kêu đột ngột của ông ta làm cho những bệnh nhân đang ngồi ngây trên giường cũng kêu theo, cảphòng bệnh bỗng náo loạn. tôi không biết làm thế nào, chỉ còn biếtôm lấy vai Ôn Kiên Quốc dỗ dành:
- Ông Kiến Quốc, thôi nào, thôi nào?
Đến lúc này, vị hộ lí lao như tên bắn tới ban công, ôm chặt lấy hai vai Ôn Kiến Quốc rồi kéo mạnh. Ôn Kiến Quốc ngã vật xuống đất, gáy đập mạnh xuống sàn nhà, nằm im bất động.
Tôi thấy Ôn Kiến Quốc bị lôi về giường và bị trói lại. mặt ông ta trắng bệt không khác gì người chết.
Trói xong Ôn Kiến Quốc, vị hộ lí cáukỉnh hỏi tôi:
- Cậu vừa nói gì với ông ta? Không được kích thích bệnh nhân, đừng cóchọc ông ta.
- Tôi cũng chẳng nói gì... - Tôi lắp bắp trả lời.
Tôi đã nói gì nhỉ? Phản ứng của Ôn Kiến Quốc quá bất ngờ làm tôi quênhết mọi điều đã nói. Ông ta nghe thấy gì mà kích động thế? Tôi cố nhớ lại mọi việc, tôi đã nói đến, Dạ Vương.
Bên tai tôi bỗng vang lên tiếng gì đó. Tôi giật mình nhìn quanh, các bệnh nhân đều đã bình tĩnh lại, không còn ai nói năng gì. Không lẽ là ảo giác. Tiếng ồn trong ảo giác làtriệu chứng ban đầu của bệnh tâm thần. Lẽ nào tôi cũng sắp điên?
Càng nghĩ tôi càng sợ, tôi nhìn Ôn Kiến Quốc đang nằm trên giường, trong lòng cảm thấy sao mà lạnh lẽo. Nếu bên ngoài không rực nắng như vậy thì hẳn là tôi đã cho rằng mình đang chìm vào ác mộng mà không sao tỉnh được. Tôi bước đến trước giường, lại nhìn Ôn Kiến Quốcrồi nói nhỏ với ông ta:
- Ôn Khắc! Tôi về đây, ông giữ gìn sức khỏe đấy!
Tôi đang định bước đi thì Ôn Kiến Quốc quay đầu lại rên rỉ nói:
- 750918...
- Sao? - Tôi ngạc nhiên hỏi.
Ôn Kiến Quốc lại nói:
- 750918 không chọn được nữa rồi, ông về đi.
Nói xong ông ta quay đi, dõi mắt trân trân nhìn lên trần nhà bẩn thỉu. 750918, sáu con số đó có ý nghĩa gì? Ra khỏi bệnh viện tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ. Các số điện thoạiở địa phương này đều có bảy con số, nếu là số điện thoại vùng ngoài thì lại thiếu mã, dù Ôn Kiến Quốc cóbảo tôi thì cũng chẳng được tích sự gì. Lẽ nào số điện thoại thuộc tỉnh Hồ Nam? Nhưng Hồ Nam có bao nhiêu vùng, làm sao tôi có thể thử quay số đến tất cả các vùng.
Về đến nhà, tôi lại ăn một bát mì như thường lệ. Bê bát mì nóng ran trên tay, tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ, tôi ăn mà không để ý đến mùi vị củanó.
Ăn được mấy miếng cũng cảm thấy trong người dễ chịu; nhưng khi nhớ ra là đã sắp Tết; lại nghĩ đến chuyện mất việc làm ở nơi đất khách quê người, qua ngày đoạn tháng với mì ăn liền, tôi thấy đau nhói trong lòng như bị kim châm.
Làm thế nào đây? Trên cõi đời này, tôi bị quẳng đi như thứ đồ cũ, dù không chịu thừa nhận thì tôi củng không có cách nào thay đổi thực tế. Tôi tiếp tục nghĩ ngợi trong tâm trạng bi đát. Đúng là từ nhỏ tới giờ,số tôi chưa bao giờ may mắn, va vấp khắp nơi đến sứt đầu mẻ trán mà vẫn cho là tại mình không may, chẳng bao giờ thừa nhận mình là đồbỏ đi.
Tôi đúng là đồ bỏ đi. Tôi tiếp tục tự xỉ vã mình, rồi một cơn giận bỗng ập tới, tôi bẽ gãy đôi đũa trên tay từ lúc nào. Cho đến khi tiếng đũa gãy giòn giã lọt vào tai tôi, tôi mới bừng tỉnh và cảm thấy rùng mình.
Nhà tôi thì quá xa, xa tới mức không thể nhớ nỗi. Ngày nay gởi thư điện tử quá dễ dàng nên lâu lắm rồi tôi chưa viết thư tay. Mà viết cho ai đây?
Thư...
Đầu tôi bỗng lóe sáng, tôi bỗng nhớtới hàng chữ số của Ôn Kiến Quốc, lẽ nào đó là mật khẩu hộp thư của ông ta?
Hộp thư của Ôn Kiến Quốc, tôi vẫn ghi trong boxmail, nghĩ đến đây tôi lại thấy tỉnh người. Mật khẩu hộp thư điện tử thường có sáu đến mười hai chữ số. Ôn Kiến Quốc là người cẩu thả, chắc chỉ dùng sáu chữ số cho khỏi quên, mà những chữ số đó có thể là ngày sinh của ông ta. Với tính cách của Ôn Kiến Quốc, khó mà tin rằng ông ta có thể nhớ được một chuỗi những chữ số vô nghĩa. Nói với tôi chuỗi số này, phải chăng ông ta muốn tôi đọc hộp thư của mình?
Tôi dò tìm địa chỉ hộp thư, mở được trang mục kục. Ông ta chưa cho tôi biết tên người sử dụng, cho dù đây có thể là mật khẩu thì cũng chẳng biết có phải là mật khẩu của hộp thư này hay không. Đành bó tay thôi.
Nhập tên hôp thư và mật khẩu, lướt tay trên bàn phím. tôi bỗng thấy lo. Ngày nay, số người lên mạng khá đông, đường truyền Internet quá chậm, màn hình trắng xóa, tôi bắt đầu thất vọng, có lẽ là tôi đã nhầm lẫn, thế nhưng trang web quen thuộc bỗng dần hiện ra.
Thành công rồi, tôi vui mừng, nhưng không hiểu tại sao lại thấy bâng khuâng. Mặc dù thư điện tử chỉ có mấy hàng chữtrên màn hình, nhưng nó cũng là chuyện riêng tư thầm kín. lẽ ra không nên xem. Phảithú thực là xem trộm thư của ngườikhác vẫn có cái khoái của sự tò mò,có lẽ đó cũng là bản năng tồi tệ nhất của loài người.
Hộp thư được mở ra, đầy rẫy các thứ tạp nham, phần lớn là thư rác, cũng có không ít hình ảnh đồi trụy do các trang sex gởi đến, một số thư của các nhà văn trẻ tuổi. Phần lớn các thứ đó đã được gởi tới từ mười mấy ngày trước, nhưng chưa được mở ra. Có một bức thư cực dài với các phụ bản tới hơn 70KB. Văn bản thuần túy nặng 70KB phải dài tới hơn 30000 chữ, liệu đó có phải là thứ Ôn Kiến Quốc muốn tôi đọc?
Tôi mở bức thư này, chủ đề của nó ghi bằng số, phần lớn là do Ôn Kiến Quốc túy tiện đánh lên, còn tên củavăn bản thì được ghi là " Lưu trữ văn bản mới". Tôi mở tập văn bản, phải đợi mất mấy giây.
Tôi rất muốn biết đầu đuôi toàn bộ sự việc, thế mà lúc này tôi lại khôngmấy hứng thú, vừa mất định hướngvừa hơi e sợ, chẳng khác gì cánh cửa trước mặt sắp mở ra mà tôi chẳng biết phía sau cánh cửa đó là những gì.
Phía trong là khối lượng khổng lồ các văn bản. Tôi phát hiện thấy non nửa đầu là những thông tin mà ông đã gởi cho tôi. Không hiểu vì sao những lần đó ông ta không đưathẳng cho tôi đọc mà lại chọn cách rắc rối này. Có lẽ là lúc ấy, ông ta chưa muốn cho tôi biết toàn bộ câu chuyện. Tôi đọc lướt rất nhanh, khảnăng viết lách của ông ta cũng không đến nỗi tồi, tuy không mạch lạc nhưng người đọc cũng hiểu ngay là ông ta muốn diễn đạt cái gì.
Tôi dò tìm đến chỗ đã đọc lần trước,tay chân lòng ngóng làm chuột cứ trượt hoài.
" Tôi nghe tiếng khóc vọng ra từ góc tối, dường như có nhiều cặp mắt vô hình đang theo dõi tôi..." Ôn kiến Quốc đã viết như thế.
Lần trước ông ta đã viết đến đó, cho dù không thấy bút tích trên màn hình nhưng tôi vẫn có thể hình dung ra khi đánh những dòng chữ trên, tinh thần của Ôn Kiến Quốc vô cùng hoang mang hoảng sợ. Tôi cũng có thể mường tượng ra cách ông ta run rẩy đánh những dòng chữ này. Vừa đánh vừa không ngớtquay đầu nhìn lại phía sau lưng.
Dạ Vương, rút cuộc là cái gì?. Tôi ănnốt bát mì rồi tiếp tục đọc cẩn thận.
Từ những xó xỉnh tối tăm hình như có nhiều cặp mắt vô hình đang theodõi ông ta. Ôn Kiến Quốc rùng mình, đóng cửa lại không dám nhìn tiếp. Khu nhà lớn này không có gì đặc biệt vào ban ngày, nhưng đêm đến thì như có luồng yêu khí lan tỏa. Ông ta ôm lấy Lâm Bồ Lam, định đưa tay lên ngực cô thì bị bàn tay của Lâm Bồ Lam gạt phắt ra và bảo:
- Thử nghĩ xem!
Gió rất mạnh, trong tiếng gió rít còncó tiếng chân bước dồn dập, khi gần khi xa, dù bị tiếng gió át đi nhưng vẫn có thể nghe rõ. Ánh trăng bên ngoài sáng rợn người. Những cơn gió mạnh và tiếng bước chân làm cho đêm tối có vẻ dị thường và ma quái. Hai hàm răng Lâm Bồ Lam va vào nhau lập cập, ghì chặt cánh tay Ôn Kiến Quốc, ônKiên Quốc cũng run lên theo từng cơn run của thân thể cô. Ông ta vỗ lên mông Lâm Bồ Lam và nói:
- Ở nhà quê, người ta thường dậy sớm, có lẽ đó là những người đi làm đêm.
Nói xong ông ta biết không đúng , lúc đó khoảng mười hai giờ đêm, không ai nói giờ này là sớm cả. Lâm Bồ Lam ngững mặt lên, run rẩy nói:
- Nhưng mà... nhưng mà...
Lắp bắp mãi mà cô ta chẳng nói nênlời. Ôn Kiến Quốc quan sát căn phòng. Cạnh giường là cửa sổ. Nhàkiểu cổ ở nông thôn, cửa sổ đều bằng gỗ đặc. Cửa sổ nhìn ra đườngvà tiếng chân đang vọng lại chính từ phía đó. Ông ta leo lên giường, vươn tay đẩy cửa sổ, tay vừa chạm vào thì Lâm Bồ Lam đã nhào tới kéo tay ông ta lại. Ôn Kiến Quốcgiật mình quay lại nhìn Lâm Bồ Lam, mặt cô trắng bệt, cô im lặng, hai tay ôm chặt cánh tay Ôn kiến Quốc. Cô để móng, móng tay nhọn bấm sâu vào da thịt Ôn Kiến Quốc làm cho ông cảm thấy đau buốt. ÔnKiến Quốc đang định bảo cô nới lỏng tay ra thì bên ngoài cửa sổ có tiếng người nói:
- Sẽ không có chuyện gì chứ?
Âm thanh rất nhỏ, gió lại mạnh, Ôn Kiến Quốc nghe tiếng được tiếng mất. Tay đã chạm cửa sổ, nhưng ông ta chẳng còn sức để đẩy cửa ra.
- Muộn thế này, Liễu Văn Uyên nhất định phải ngủ say rồi, đừng cósợ.- Giọng một người khác thì thầm.Giọng người này rõ ràng là già hơn. Lại một cơn gió mạnh, từ nơi xa xôi vọng tới một thứ âm thanh kỳ lạ rấtgiống hơi thở con người. Âm thanh này tuy không vang nhưng hòa trong tiếng gió rít tạo nên cảm giác u uất, như không phải là thứ âm thanh của cõi trần gian. Mặc dù ở trong phòng nhưng Ôn Kiến Quốc vẫn thấy rùng mình, Lâm Bồ Lam bất giac ghì chặt cánh tay ông. Ôngta quay đầu vỗ vỗ lên vai cô để trấn an nhưng bản thân ông cũng không trấn an nỗi chính mình.
Hai kẻ đứng ngoài kia có lẽ cũng đang hoảng sợ, bẵng đi hồi lâu không thấy nói năng gì, chỉ còn nghe tiếng gió rít như hổ gầm. Tiếng gió rít trầm trầm và u uất " như có ai đó đang thổi một loại kèn cổ dưới thung lũng núi" - Ôn Kiến Quốc bỗng đưa ra một cách so sánh không đâu vào đâu như vậy khiến tôi nhớ ra mình chỉ là người ngoài cuộc.
Loại kèn cổ nói trên vốn dĩ rất giản đơn và thô kệch, âm thanh nó phát ra hết sức u trầm chẳng khác gì đêm tối. Có lẽ giữa đêm khuya bí hiểm ở nơi xa lạ đó, khi nghe tiếng gió rít, người ta rất dễ liên tưởng tớiâm thanh của thứ nhạc cụ đó. Vậy mà tôi vẫn cảm thấy ngơ ngác.
Vì sao Ôn Kiến Quốc lại có sự so sánh đó? Đối với kiểu văn kể chuyện, đưa ra sự so sánh này dễ làm đứt đoạn nhịp kể của câu chuyện. Nhưng tôi lại lơ mơ thấy rằng khi viết những dòng này, tâm trạng Ôn Kiến Quốc đang rối bời và sợ hãi. Ông ta đưa ra sự so sánh đó chỉ để làm cho bản thân mình bình tĩnh trở lại, để không đến nỗi phải bỏ dở giữa chừng.
Có lẽ khi đọc những trang viết này, tôi cũng cần có những kiểu so sánh như vậy để làm đứt mạch suy nghĩ của mình, làm cho bản thân nhớ lại mình chỉ là kẻ ngoài cuộc và không bị chìm đắm hẳn vào trong câu chuyện.
- Chì là con mèo thôi mà! - Giọng người già bên ngoài lại cất lên.
Đó chỉ là con mèo. Chú mèo bám chân không chắc trên mái nhà bị gióđánh bật xuống phát ra tiếng kêu"meo meo..." Tiếng mèo trong đêm khuya nhiều khi rất giống tiếng trẻ thơ khóc, đôi khi như tiếng người khóc. Ôn Kiến Quốc đã nghe thấy tiếng người kia nói như thế, cảm thấy như trút được gánh nặng. Nhưng rất kỳ quặc là âm thanh đó vẫn tiếp tục vọng tới, lúc rõ lúc không, như thể con mèo đó lúc gần lúc xa.
Đâu phải là con mèo. Ôn Kiến Quốc bỗng thấy ớn lạnh, không phải là mèo mà là có ai đó đang khóc, chínhai một trong hai người đứng bên ngoài. Ông ta không rõ vì sao ngườiđó tự nhiên lại khóc, tiếng khóc dường như chỉ ngẹn ngào trong cổ,nghe rất khó chịu.
- Khóc cái gì? Tiếng người cao tuổi lại cất lên. - Bố mày đã sống đến sáu mươi tuổi, còn có gì chưa phải trải qua, kể cả cái thời bọn Nhật đến đây cũng chưa bao giờ sỏn đái ra quần, thôi, đứng lên đi.
- Bố ơi, ta ở đây vẫn sướng chán đấy thôi.
- Sướng cái cục cứt, mày còn muốn chôn chân ở cái đấ chó ăn đá gà ăn sỏi này đến bao giờ? Thằng già này dù sao cũng hết cái số thọ rồi, cố làm mẻ này may ra vớ được cái tượng Phật vàng ròng, hai đứa chúng mày có tiền thì lên phố mà buôn bán, làm người tỉnh thành.
Phật vàng ! Dù là ngồi đọc trên máyvi tính, tôi vẫn như bị kim châm. Haitừ này tôi đã nghe thấy nhiều nhưng phần lớn là trong các câu chuyện rẻ tiền trên tạp chí. Không hiểu sao mỗi khi đề cập đến báu vậtthì các tác giả như không hẹn mà gặp, ai cũng miêu tả cái nào, cái nấy nặng trình trịch, óng ánh sáng lòa, đáng giá bạc triệu. Khi đọc đến những đoạn này, tôi lập tức hiểu rằng những báu vật đó chỉ có trongtiểu thuyết mà thôi.
" Cái mà ông già đó nói chính là hai chữ này, tôi nhìn sang Lâm Bồ Lam,cô ấy cũng nhìn sang tôi để tỏ ý cho tôi biết là không nghe nhầm". Ôn Kiến Quốc đã viết như vậy, có lẽ là ông ta cũng đang hoài nghi, những gì ông ta nghe được hoàn toàn không phải là tiểu thuyết.
"Giọng nói của ông già nhỏ đi, không rõ là đang nói gì nhưng hai chữ đó đã như kim xoáy sâu vào đầu óc tôi, riết lấy tôi".
Có lẽ lúc ấy ông ta cũng phải nghĩ ngợi xem pho tượng Phật vàng đó đáng giá bao nhiêu. Không riêng ông ta, cả tôi vũng nghĩ đến chuyện đó. Nếu là vàng ròng, pho tượng Pho tượng Phật đó chỉ cần tobằng nắm đấm thì cũng phải nặng đến mươi, mười lăm cân.ỗi gram được hơn trăm tệ thì pho tượng nàyđáng giá cả triệu.
Triệu tệ! Tôi bị con số này làm cho ngẩn người. Mặc dù cái mức triệu tệ tôi vẫn thường đọc thấy trên báo chí, nếu so với tệ nạn hối lộ củacác quan tham, con số này chẳng to tát gì, nhưng đối với tôi, đó vẫn là con số khổng lồ, đủ làm mình chếtkhiếp. Tôi cố gằng đọc tiếp, thầm mong tượng Phật này vẫn chưa bị kẻ nào lấy đi.
Trên cửa sổ có một số khe hở được dán kín bằng giấy báo chẳng biết xuất bản từ thở nào, giấy đã ố vàng, in bằng chữ lớn tin tốt lành về một địa phương nào đó đạt sản lượng 7.5 tấn lương thực trên một hecta. Ôn Kiến Quốc dùng móng tay cái rạch một đường, một luồng gió nhỏ rít lên lùa vào phòng.
Từ khe hở nhìn ra, ánh trăng sáng đến chói mắt nhưng chẳng thấy bóng người, có lẽ hai người kia đang đứng sát chân tường. từ vị trínày nhìn ra, có thể thấy rõ một giếng nước. Mặt giếng được đậy bằng tấm đá lớn, năm tháng trôi qua, mặt đá đã phủ đầy rêu, tạo nên một màu sẫm tối. Bên dưới cửa sổ, người trẻ tuổi lại tiếp tục nói, giọng nghẹn ngào:
- Bố ơi, các cụ đều bảo không được động vào, xin bố đừng có làm nữa.
- Thằng ranh, bố mày đã mở một lần, chẳng làm sao cả, mày đừng cósợ. - Một tiếng "bốp" hòa trong tiếng gió, có lẽ đó là cú tát của ông bố.
- Nhưng mà...
- Đi mau! Pho tượng vàng đó nặng tới trên mười lăm kilogram, trơn tuột, chẳng dễ ôm, nếu không có mày đỡ một tay thì không xong nênthằng già này mới phải gọi mày đến. Mẹ nó chứ, cái thằng ranh này, mày có phải là dòng giống nhàông không hả? Sao mà nhát gan thế?. Thế mày không thấy Liễu Văn Uyên bảo nếu không lấy nhanh thì chẳng còn kịp đó sao!
Hai bóng người bỗng xuất hiện trong tầm nhìn của Ôn Kiến Quốc. Người đi trước khoác một sợi thừng to mập, xem ra đã luống tuổi, dáng đi cà nhắc nhưng vẫn nhanh nhẹn. Theo sau là một chàng trai, bước chân ngập ngừng, lúc lắc.
Tôi nhăn mày. Thế này là có sự khác nhau giữa lời kể của Lâm Bồ Lam với tôi và câu chuyện của Ôn Kiến Quốc, họ đều nói là đã tận mắtthấy một người trần truồng. Vì Ôn kiến Quốc viết tiểu thuyết, đương nhiên là anh ta có thể thêm thắt, biến một ông già thành một thiếu nữ khỏa thân, nhưng vì sao Lâm BồLam lại kể không giống với Ôn Kiến Quốc. Cô ta còn giấu diếm điều gì? Vì sao ở đây lại xuất hiện tới hai người? Người trẻ tuổi sau đó đã đi đâu?
Những thắc mắc này của tôi vẫn chưa có lời giải.
Hai người kia đến bên giếng. Do khoàng cách đã xa, chỉ còn thấy haibóng người đang cúi xuống hai bên miệng giếng, hì hụi bê một vật gì đó. Chắc hẳn thứ đó là nắp giếng rồi! Ôn Kiến Quốc nghĩ vậy.
Tượng vàng nằm dưới giếng? Nghe câu chuyện xì xào của hai người đó thì có thể thấy Liễu Văn Uyên cũng biết việc này, cho nên hai người mớiphải lén lút như vậy. Ông ta đang bực tức vì không thể lôi Liễu Văn Uyên ra hỏi cho rõ ngọn ngành thì bỗng thấy đau nhói ở bắp tay. Lâm Bồ Lam lại chộp lấy tay ông ta, móng tay đang cắm sâu vào da thịt. Ôn Kiến Quốc thận trọng gỡ tay cô ta, đang định nói câu gì đó thì đã nghe thấy tiếng thì thầm của Lâm Bồ Lam.
- Kiến Quốc, anh có nghe thấy không? Những mười lăm kilogram cơđấy!
Mấy tiếng "mười lăm kilogram", nghe cô ả phát ra thật nặng nề. Mười lăm kilogram. Đương nhiên mười lăm kilogram chỉ là con số ước lượng, không phải con số chính xác,nhưng nếu chỉ là mười kilogram thôi thì cũng đã là một tài sản kếch xù. Lúc này, Lâm Bồ Lam đã hoàn toàn tươi tỉnh, đôi mắt cô ta sáng rực đến ghê người.
Viết đến đoạn này bỗng Ôn Kiến Quốc đưa ra mấy lời than vãn: " Tôivẫn tưởng cô ta là người thanh khiết, nào ngờ sự thật ngược lại. Lâu nay vẫn chỉ nói với nhau về chuyện văn chương chứ có bao giờ nói chuyện của cải, vậy mà nay toàn thân cô ta như đang bốc lửa. Cứ cho ả là một nữ văn sĩ nõn nường đi nữa thì cũng chẳng có cái giá đến mười kilogram vàng ròng."
Ở đoạn này ông ta than thở một tràng dài, có lẽ sau đó thần kinh cũng được dịu bớt nên lời lẽ lại trôi chảy, lại có thể thư thái mà luận bàn thế sự. Quả thực là với các nũ văn sĩ mỹ miều, cho dù vừa đẹp lại vừa tài hoa thì tôi cũng chỉ cần tốn vài nghìn bạc là có thể mua được, tuyệt đối không có cái giá đến mười kilogram vàng ròng. Chẳng qua là bởi tôi muốn biết những diễn biến tiếp theo, không còn hơi đâu mà tính toán các nữ văn sĩ xinh đẹp đáng giá bao nhiêu nên vội bấm taylên bàn phím để đọc tiếp các trang sau.
- Trời ơi !
Hai chữ này đập vào mắt tôi. Hai chữ này độc chiếm riêng cả một khoảng rộng, mặc dù cỡ chữ không đổi nhưng vì quá nổi bật nên đã gây ra cảm giác là đã được phóng to lên đến mấy cỡ chữ. Nếu Ôn KiếnQuốc viết bằng bút chì thì chắc chắn là lúc viết đến đó, ông đã phảiấn nút rất mạnh, rất có thế ấn mạnh tới mức làm rách cả giấy.
Nhìn thấy hai chữ đó tôi lại càng rùng mình. Trong văn kể chuyện, kiểu khẩu khí này rất dở, dễ làm mất đi tính liên tục, chẳng khác nào một người khi đang kể chuyện bỗngnhảy tót lên hoa chân múa tay làm cho thính giả không thể phát triển luồng suy nghĩ theo câu chuyện. Nhưng lúc này, hai chữ đó làm cho tôi tỉnh táo lên, tôi biết rằng đã đếnđoạn mấu chốt, tôi đảo lại để tìm chỗ vừa bị gián đoạn.nguồn từ www.xalo360.hexat.com Website lớn nhất Việt Nam Trang:[ 1 ][ 2 ][ 3 ][ 4 ][ 5 ][ 6 ][ 7 ][ 8 ][ 9 ][ 10 ][ 11 ][ 12 ][ 13 ][ 14 ] [--TRANG CHU--]