Xác ai trong ngày cướiTác giả: Ngọc dươngCuối cùng thì Phước hiểu ra tại sao anh vái vong hồn của Dã Lan thì bị phản ứng mạnh như vậy. Bởi khi anh khấn lầm tên của Hồng Hạnh thì mọi việc đều yên.
Phước nói với bà Ánh Hồng:
- Một là giữa người chết và cô HồngHạnh có gì khúc mắc, hai là có thể... chính Hồng Hạnh là... hồn ma!
Bà chủ nhà kêu lên:
- Cậu nói vậy sao được! Cô Hạnh đã ở đây với tôi từ bao lâu nay, mọiviệc đều bình thường, thì làm sao có chuyện đó!
Phước không muốn tranh luận thêm, nên suốt từ đó cho đến chiềutối, anh đóng cửa phòng ở một mình và còn dặn bà chủ nhà:
- Hôm nay cháu ăn sáng trễ, vậy tới bữa cơm bà đừng gọi. Chừng nào đói cháu sẽ tự ra ăn.
Không nằm nghỉ, Phước làm một việc mà mấy hôm tới đây anh muốn làm mà chưa có thì giờ, đó là dời chiếc tủ áo sang vách tường bên kia. Tuy một mình kéo chiếc tủ khá nặng là rất khó, tuy nhiên hì hục một lúc Phước cũng làm được. Lúc lấy chổi quét bụi chỗ vị trí cũ của chiếc tủ thì Phước phát hiện có một mảnh giấy nhỏ đã cũ, nằm kẹt sau lưng tủ. Định quét bỏ luôn, nhưng có mấy chữ ở mặt sau tờ giấy khiến Phước phải cúi xuống cầm lên xem ngay.
- Dã Lan!
Phước kêu lên và suýt đã đánh rơi tờ giấy xuống sàn! Tờ giấy đó là một danh thiếp của người tên Dã Lan, có ghi cả nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng. Đọc qua mấy dòng địa chỉ, Phước lẩm bẩm:
- Khu Trại Hầm...
Phước nhớ hôm qua lúc lái xe đuổi theo chiếc xe lạ, anh đã tới gần với địa chỉ này. Phải chăng...
Anh ra xe đi trước sự ngạc nhiên của bà chủ nhà:
- Dạ, cháu có chút việc...
Anh lái xe về hướng Trại Hầmm vừanhẩm đọc số nhà theo địa chỉ trong danh thiếp. Lát sau anh đã tới nơi. Đúng ngôi nhà mà bữa trước cô tài xế lái chiếc xe mà Phước đã đuổi theo không kịp!
Đã biết trước là người tên Dã Lan đã chết, nhưng Phước vẫn hỏi khi thấy có một bà cụ từ trong nhà bước ra:
- Thưa bác, cháu muốn hỏi, đây có phải là nhà của cô Dã Lan?
Bà cụ nhìn sững vào Phước rồi nhẹ lắc đầu:
- Không có ở đây.
- Thưa bác, cháu muốn hỏi...
- Chết rồi!
Bà đáp gọn như vậy rồi quay bước đi vào. Phước gọi:
- Thưa bác, cháu không hỏi cô Dã Lan!
Lúc này bà cụ mới quay lại, hỏi với giọng bình thường:
- Cậu hỏi điều gì?
- Dạ... cháu là bạn của cô Hồng Hạnh, cô này là bạn của Dã Lan... Cháu muốn...
Vừa nghe tới tên Hồng Hạnh thì bà cụ đã trợn tròn mắt nhìn Phước, vừa lùi lại:
- Cậu là... là gì với Hồng Hạnh?
Phước đã bịa, nên phải bịa tiếp:
- Dạ, cháu là bạn...
Bỗng bà cụ mắt long lên giận dữ, bàrít qua kẽ răng:
- Đồ thối tha, đồ tàn ác! Mày... mày...
Bà dang thẳng cánh tay và bất thần tát mạnh vào mặt Phước. Anh chàng không phòng bị nên nhận đủ cái tát như trời giáng ấy!
- Kìa, sao bác đánh cháu. Cháu đâucó...
Bà ta nói như hét:
- Mày cút đi ngay. Mày đã giết nó rồi nay lại dám vác mặt tới nữa sao!Đồ...
Có lẽ bà tính tát thêm nữa, nhưng Phước đã lùi kịp và một lần nữa kêu lên:
- Sao bác làm vậy!
Bà cụ giờ mới ôm lấy mặt, gào lên trong nước mắt:
- Lan ơi, con chết rồi mà nào đã yênthân! Người ta lại tới nữa, họ còn muốn gì nữa đây, trời ơi!
Phước thấy cần phải nói rõ:
- Thưa bác, cháu chưa hề biết gì vềcô Dã Lan này. Vừa rồi nhân vào trong nghĩa địa cháu tình cờ gặp ngôi mộ của cô ấy.
Bà cụ chưa tin hẳn lời giải thích của anh, nên ngẩng lên nhìn và hỏi:
- Cậu là gì của con Hồng Hạnh?
- Dạ... cháu chỉ là bạn bình thường...
Lúc này gương mặt của bà bớt căngthẳng, rồi sau khi nhìn Phước một lượt nữa, bà dịu hẳn giọng:
- Cậu hỏi con Dã Lan làm gì?
- Dạ... chẳng qua... cháu cũng muốn qua bác để tìm hiểu thêm về cô Hồng Hạnh?
Một lần nữa sau khi nghe nhắc tới Hồng Hạnh, bà cụ lồng lên:
- Con ác quỷ đó, cậu đừng nhắc nó trước mặt tôi!
Phước ngạc nhiên, nhưng cũng bắt đầu hiểu đôi chút sự việc. Anh lại phải bịa thêm:
- Dạ, cháu cũng là nạn nhân của Hồng Hạnh. Cho nên...
Quả như Phước nghĩ, bà cụ đổi giọng ngay:
- Cậu... bị nó làm gì? Đồ quỷ cái đó nó không chừa ai cả!
Bà kéo tay Phước vào nhà:
- Cậu vào đây rồi nói cho tôi nghe chuyện con quỷ đó làm gì cậu đi! Đúng là con đó nó chẳng chừa ai cả!
Phước phải miễn cưỡng bước theo. Khi vào phòng khách rồi anh mới giật mình khi nhìn thấy bức ảnh trênchiếc bàn thờ duy nhất trong phòng. Chân dung một cô gái thật đẹp.
- Đây là cô Dã Lan?
Bà cụ nhẹ gật đầu:
- Nó đó.
Rồi bà tiếp bằng giọng buồn buồn:
- Con nhỏ chỉ mới mười tám tuổi, mới vừa đậu đại học, chưa kịp học thì đã chết tức tưởi rồi. Mà phải chết do bệnh thì tôi không tức, đằng này lại chết do chuyện tình yêu, trời ạ!
Phước cố khai thác thêm chi tiết:
- Nhưng tại sao cô Hồng Hạnh lại dính líu tới chuyện này chứ?
Mỗi lần Phước nhắc tới Hồng Hạnh là bà cụ lại như điên tiết lên:
- Nó là đầu dây mối nhợ làm hại cháu tôi! Chính nó là đứa giành tìnhyêu của con nhỏ, khiến cho con Dã Lan phải chết, phải bị bức tử!
- Nhưng... cô Hồng Hạnh là thế nàovới Dã Lan? Là bạn hay là...
- Nó...
Bà cụ vừa mở miệng định nói tiếp thìbất thần trợn ngược hai mắt và hầunhư á khẩu luôn! Phước hốt hoảng:
- Kìa, bác!
Anh phải đưa tay đỡ bà cụ và dìu bà dựa vào chiếc ghế xô-pha. Bà cụ vẫn gần như mê man, khiến Phước phải gọi lớn vào trong nhà:
- Có ai ở sau không, giúp tôi với!
Chẳng nghe trả lời, có lẽ bà cụ sốngmột mình, hoặc là người nhà đi vắng. Cho nên Phước đánh bạo bước vào nhà trong với ý định tìm lọdầu để cạo gió cho bà. Anh tìm một vòng ở ngoài không thấy nên sau khi nhìn trước sau, anh thấy một cánh cửa phòng mở hé thì quyết định bước vào. Bên trong tối thui, Phước mò bật được đèn sáng lên, chưa kịp tìm lọ dầu thì chợt giật mình khi nhìn thấy hai bức ảnh chândung đặt cạnh nhau trên bàn. Một tấm giống y như ảnh chân dung ở bàn thờ bên ngoài, còn bức kia thì... chính là ảnh của anh!
Phước gần muốn đứng tim! Anh runrẩy nhưng hai chân gần như bất động, nên có muốn bước tới cũng không được, mà tháo lui cũng không xong.
Vừa khi ấy thì có tiếng rên ư ử của bà cụ ở nhà ngoài. Phước cố gượngchuyển dịch, nhưng vừa nghiêng người qua thì anh đã bị ngã nhoài về một bên...
Đến khi vừa tỉnh lại, Phước đã nghecó người hỏi anh bằng giọng ngạc nhiên:
- Sao cậu vào đây?
Người hỏi chính là bà cụ, Phước gắng ngồi bật dậy, nhưng anh lại bịngã lần nữa. Lúc này giọng bà cụ mới có vẻ bớt căng thẳng hơn:
- Cậu có sao không?
Phước biết là cần giải thích, anh cố nói trong lúc đầu óc còn đờ đẫn:
- Cháu... cháu thấy bác bị ngất... nên cháu... đi tìm dầu...
Bà cụ hiểu ra, nên dịu giọng:
- Tôi tỉnh lại không thấy cậu đâu, vào đây lại thấy cậu đang nằm ngay cửa phòng của cháu tôi, nên tôi cứ tưởng...
Vừa lúc đó Phước nhớ tới hai bức ảnh hồi nãy, anh quay lại nhìn thì...trước mặt anh lúc ấy chỉ còn một ảnh của Dã Lan thôi!
- Kìa, sao lúc nãy cháu thấy...
- Cậu thấy gì? Phòng này vốn khoá cửa từ khi con Dã Lan chết, sao lúc nãy cậu mở ra được?
- Dạ cửa mở, chứ cháu làm sao mở được! Cửa mở ra và cháu nhìn thấycó hai bức ảnh trong đó, cháu ngạcnhiên quá...
Bà cụ đưa mắt nhìn vào và nói:
- Hai ảnh nào đâu? Chỉ có hình con Lan. Phòng này là phòng riêng của nó, từ ngày nó chết, tôi để nguyên không thay đổi gì hết, chỉ vài bữa vào quét bụi một lần.
Phước không tin vào mắt mình, anh nói:
- Vừa rồi cháu thấy rõ ràng có hai tấm ảnh chân dung...
Bà cụ vẫn cương quyết nói:
- Không có ảnh nào khác.
Bà tiện tay đóng cửa lại và nhắc khéo Phước:
- Cậu ra ngoài ngồi uống nước. Lúc nãy cám ơn cậu...
Bà rõ ràng không hài lòng việc Phước tự tiện vào nhà trong, nhất là nhìn vào căn phòng riêng của đứa cháu.
Phước phải một lần nữa giải thích:
- Lúc nãy cháu chỉ sốt ruột muốn tìm dầu, bởi thấy bà bị ngất...
Có lẽ sợ Phước hỏi thêm, nên bà cụ vội đứng dậy dợm bước đi. Phước đành phải cáo từ.
° ° °
Phước trở về nhà trọ và gặp bà chủnhà chờ ở cổng, báo tin:
- Cậu có khách.
Phước ngạc nhiên:
- Ủa, cháu đâu cho ai biết mình ở đây? Ai vậy bác?
Bà chủ nhà cười khó hiểu:
- Một người đẹp! Cậu này cũng dữ nghen, vậy mà tưởng hiền...
Phước chưa biết thế nào nên vội bước nhanh vào trong, không thấy ai ở phòng khách, anh hỏi:
- Ủa, khách của cháu đâu.
Bà chủ nhà chỉ tay vào nhà trong:
- Cô ấy xin vào phòng cậu để nghỉ, tôi cho...
Phước la lên:
- Sao bà cho người lạ vào phòng của cháu!
- Ai là người lạ đâu?
Câu nói đó của người vừa bước từ trong phòng của Phước ra. Vừa quay lại Phước đã kêu lên:
- Ngọc Trâm!
Bà chủ nhà cười bảo:
- Người này cậu còn cho là người lạ nữa không!
Phước bối rối:
- Nhưng... nhưng sao em biết anh ở đây?
Cô gái tên Ngọc Trâm bước tới gần,giải thích:
- Em phải mất cả buổi để tìm ra anh.Mà cũng chẳng có gì khó, bởi Đà Lạt tuy cũng rộng, nhưng nơi thường cho thuê nhà trọ cũng không nhiều, chịu khó hỏi dò là ra thôi.
Rồi cô quay sang bà chủ nhà phân trần:
- Bà chủ thấy không, đàn ông họ vôtình và thường chỉ nghĩ cho phần mình thôi, không hiểu thế nào là nỗikhổ của người khác!
Bà chủ nhà chen vào:
- Không phải tôi tự động cho cô ấy vào phòng cậu đâu. Khi cô ấy tới đây, hỏi đúng tên cậu thì tôi xác nhận là có tôi mời cô ấy vào nhà, tính để ngồi ở phòng khách chờ cậu, nhưng khi thấy cô ấy đưa ra láthư của cậu gửi khi mới tới Đà Lạt cho cô ấy thì tôi hiểu cô ấy và cậu là... vợ chồng sắp cưới, nên khi cô ấy than mệt tôi đã không ngại cho cô ấy vào phòng cậu nằm nghỉ để chờ...
Biết thế nào Phước cũng lên tiếng thanh minh gì đó, nên Ngọc Trâm chủ động nói:
- Em có đem cái này cho anh, vào đây em cho coi!
Lúc này Phước đành phải nói rõ, để việc anh và Trâm vào chung phòng được danh chính ngôn thuận:
- Trâm là người yêu của cháu. Vậy xin phép bác cho tụi cháu nói chuyện riêng một lát...
Bà Ánh Hồng vui vẻ:
- Không hề gì. Tưởng là bạn bè suông thì còn phải thắc mắc, chứ đã là người yêu, là vợ sắp cưới thì cô cậu cứ tự nhiên. Muốn ở bao lâu cũng được. Và nếu phòng đó chật, thì tôi đổi qua phòng trên lầu cho rộng hơn, biệt lập hơn.
Phước vội nói:
- Dạ, được rồi bác. Tụi cháu chỉ...
- Đừng có ngại. Tôi rất thông cảm cho những người trẻ, cứ tự nhiên đi!
Bà nói xong lảng đi vào phía sau, để cho Phước bị người yêu kéo tuộtvào trong phòng. Vừa vào phòng, Ngọc Trâm chủ động đóng cửa lại ngay khiến Phước hốt hoảng:
- Làm vậy coi sao được!
Ngọc Trâm nheo mắt:
- Bà chủ đã cho phép rồi, còn ngại gì nữa!
Cô nàng ôm chầm lấy Phước hôn lấy hôn để, khiến Phước phát ngượng:
- Em làm gì vậy! Em... em để anh thở đã chứ!
Sau phút chào nhau theo kiểu của Trâm, bấy giờ Phước mới hỏi:
- Sao em ra khỏi nhà được mà đi tìmanh? Sao không nghe lời của ba má,bỏ anh để đi lấy chồng đi, cho tròn chữ hiếu?
Trâm dụi đầu vào ngực người yêu:
- Nghe cái giọng giận dỗi, mỉa mai thấy mà ghét! Xúi người ta đi lấy chồng phải không? Người ta nghe lời, làm y như vậy thì đừng có trách!
Phước vẫn còn dỗi:
- Trách thì cũng được gì đâu! Bởi vậy anh mới chọn giải pháp đầu hàng, bỏ đi và chịu đau khổ một mình!
Trâm bật dậy, nhìn thẳng vào mắt Phước nghiêm giọng:
- Một mình hay mấy mình? Một mìnhsao mới lên đây mấy ngày mà nghe bà chủ nhà nói ngày nào cũng đi từ sáng sớm tới chiều tối? Đi với ai?
Đã yêu nhau năm năm, nên đâu lạ gì nhau. Phước còn hiểu bề ngoài thoải mái của Trâm là cả một đợt sóng ngầm dữ dội bên trong. Việc cô nàng dám bỏ nhà theo anh lên tận đây đủ biết tình yêu nàng dành cho anh mạnh đến mức nào!
Phước dò hỏi:
- Chuyện nhà ra sao rồi?
Trâm xịu mặt:
- Anh tệ lắm, mới gặp trở ngại một chút đã giận dỗi bỏ đi rồi! Anh có biết không, khi hay tin anh đi em đãmuốn bỏ đi ngay để tìm, mà chẳng biết làm sao. Phải đợi khi anh viết mấy chữ về báo là lên Đà Lạt thì emmới yên tâm. Còn chuyện ba mẹ emthì như anh biết đó, ý là của ông bà, chứ có phải của em đâu!
- Nhưng... em có từ chối được đâu?
Trâm nhìn thẳng vào mắt Phước:
- Vậy bây giờ em ở đây với anh không là lời khẳng định hay sao? Emyêu anh và chỉ biết có mỗi mình anhthôi. Được chưa!
Phước ôm chặt người yêu, anh bàn:
- Ngày mai mình sẽ đi tìm nơi khác ở cho tiện. Chứ ở đây e không tiện lắm.
Nhưng Trâm đã phản đối ngay:
- Em thích nơi này hơn. Em thấy bà chủ nhà y như mẹ mình, nên ở đây em sẽ đỡ nhớ nhà và không phải lo này khác nữa.
Thật tình Phước rất sợ Trâm lần dò ra được chuyện rắc rối của anh với Hồng Hạnh và cả với Dã Lan. Nhưng biết làm sao khi Trâm đã quyết như vậy.
Đêm hôm đó, trong lúc Phước còn ngượng ngùng dè dặt trong lần đầugần gũi với người yêu, thì trái lại Trâm đã làm anh ngạc nhiên. Cô nàng chủ động tất cả việc phòng the và còn nói khẽ bên tai Phước:
- Em phải hiến trọn cho anh ngay đêm nay, để mọi việc đã rồi. Chúng ta đã là của nhau và em chắc chắn là anh không bỏ em mà đi nữa!
Phước như chàng ngố đang được tập tành làm người lớn, mặc dù người huấn luyện anh cũng chẳng phải là tay lão luyện gì!
Đến sáng hôm sau thì họ đã chính thức là... vợ chồng. Phước nói với bà chủ nhà:
- Cháu muốn xin với bác là cho cháumướn ở đây lâu dài. Coi như bây giờ cháu không chỉ một mình...
Bà Ánh Hồng cảm thông:
- Tôi biết rồi, nên đã chuẩn bị căn phòng trên lầu rộng rãi hơn để hôm nay cô cậu dọn lên.
Nhưng Ngọc Trâm lại phản đối:
- Con muốn được ở căn phòng hiện tại thôi. Nó ấm cúng và... hay hay thế nào ấy!
Phước xua tay:
- Thôi, phải chuyển lên lầu. Mình tớihai đứa chứ phải độc thân như cô ấy...
Anh lỡ lời, khiến Trâm ngơ ngác:
- Cô nào?
Bà chủ nhà phải đỡ giùm:
- À, phòng này hồi trước tôi có cho một cô độc thân mướn, trước khi cậu Phước tới.
- Anh biết cô ta?
Phước chối ngay:
- Làm gì biết. Cô ấy đã dọn đi từ lâuanh mới tới. Chỉ nghe bà chủ nói lại thôi.
Trâm liếc một cái sắc như dao cạo, và sau đó thì thầm vào tai Phước:
- Liệu hồn nghe, đừng có léng phéng!
Bà chủ nhà tinh ý nên nhận ra tính ghen của Trâm. Lúc sau khi đứng gần Phước, bà bảo khẽ:
- Cậu liệu mà giấu kín chuyện, không khéo thì mệt đó!
Trong lúc Phước đang nói chuyện với bà chủ nhà thì Trâm dọn dẹp trong phòng. Bỗng cô nàng hỏi vọng ra:
- Cái va-li của anh sao không để trong tủ mà lại để dưới gầm giường?
Vừa nghe nhắc tới chiếc rương, Phước hốt hoảng chạy vào ngay vàla lớn:
- Em đừng đụng tới cái rương đó!
Nhưng lời Phước đã trễ, lúc đó Trâmđang bật nắp va-li ra. Phước điếng hồn, bởi trong đó còn bộ đồ ngủ của Hồng Hạnh!
Tuy nhiên... khi nhìn vào trong va-lithì... trống không! Phước thở phào,khiến Trâm ngạc nhiên:
- Anh sao vậy? Bộ giấu gì trong nàysao?
Đã yên tâm rồi, nên Phước mạnh miệng:
- Thì xem kỹ coi có gì trong đó! Người ta sợ cái rương dơ, bẩn tay em, nên...
Trâm vừa lau chiếc rương vừa nói:
- Tưởng giấu thư tình trong này thì chết với... tôi!
Trong lúc Trâm đem cất va-li vào tủ thì Phước tự hỏi:
- Bộ đồ mình để trong đó rõ ràng mà?
Lúc này Phước thấy mình cần phải cương quyết, nếu không muốn sẽ gặp thêm những rắc rối khác nữa:
- Anh tính kỹ rồi em ơi, phòng này anh ngủ mấy đêm rồi, có đêm nghe côn trùng kêu ngoài cửa sổ, khó ngủ lắm. Chi bằng nhân tiện ta dọn hẳn lên lầu cho rồi, trên kia biệt lập hơn và tránh được những tiếng ồn nữa.
Anh chủ động gặp bà chủ nhà:
- Cháu dọn lên lầu thôi!
Bà Ánh Hồng nhìn Phước với một thoáng ngạc nhiên, nhưng cũng chấp nhận ngay:
- Tuỳ cậu thôi.
Ngọc Trâm tuy không ưng lầm, nhưng nghe Phước nói cũng có lý, nên cô phải nghe theo. Cũng may, quả đúng là căn phòng trên lầu rộng rãi hơn, thoáng hơn và cửa sổkhông quay ra vườn sau như căn phòng bên dưới. Được nước, Phướcbảo:
- Phòng này có phải là hay hơn nhiều không!
Cảm giác như vừa thoát được gánhnặng, Phước thở phào một hơi rồi giục Trâm:
- Mình ra ngoài ăn sáng đi em. Rồi mình đi chơi đây đó một vòng. Từ bữa lên đây đến giờ anh chưa đi đâu cả.
Trâm trề môi:
- Xạo! Bà chủ nhà nói bữa nào anh cũng đi. Vậy không đi đây đó chứ điđâu?
- Thì... đi công việc khác với đi chơi chứ! Anh chỉ tới nhà vài người quenthôi...
Trâm vốn đa nghi nên hỏi tới:
- Nhà người quen ở đâu, sao không dẫn em tới đó với? Em cũng muốn làm quen với họ.
Phước phải tìm cách nói lảng ra:
- Anh tìm đã hai ngày rồi mà không gặp ai hết. Địa chỉ họ cho hình như không chính xác.
- Địa chỉ đâu đưa em xem nào. Em tìm nhà hay hơn anh nhiều!
Vừa nói, một tay Trâm thọc vào túi quần của Phước, nơi cô biết anh thường để mọi thứ trong đó. Và cô bắt gặp tấm danh thiếp trong đó. Phước điếng hồn, anh đưa tay chặnlại vừa lắp bắp nói:
- Cái... cái này là của một người bạn...
Trâm càng nghi ngờ, cố rút tay ra thật nhanh, kéo theo tấm danh thiếp. Cô đưa lên xem ngay và ngạc nhiên:
- Có địa chỉ ai đâu?
Phước chụp lấy ngay mà tim như muốn ngừng đập! Nhưng... anh còn ngạc nhiên hơn khi tấm danh thiếp trắng tinh, không có dòng chữnào hết! Rõ ràng, đây chính là danh thiếp tên và địa chỉ nhà của Dã Lan mà!
- Danh thiếp trắng mà anh để trongtúi chi vậy?
Phước một lần nữa thở phào. Anh còn chưa thể nghĩ ra tại sao lại nhưvậy thì Trâm đã tiếp:
- May đó, nếu gặp danh thiếp cô nào thì... biết tay tôi!
Cô nựng yêu mà Phước thót tim. Anh tự hỏi:
- Sao kỳ vậy?
Anh kiếm cớ vào nhà vệ sinh và lấy tấm danh thiếp ra xem lại. Lần này anh điếng hồn, bởi trên giấy hiện rõrành rành những dòng chữ cũ: Dã Lan...
- Kỳ vậy?
Không chần chừ, Phước xé nát tấm danh thiếp rồi bỏ ngay vào bồn cầu, giật nước cho nó trôi đi! Làm xong việc rồi mà tim Phước vẫn còn loạn nhịp. Anh bước ra và giục Trâm:
- Đi nhanh kẻo trưa rồi em.
Sau mấy lượt "kiểm tra" mà Phước đều vượt qua trót lọt, Trâm càng yêu anh hơn, nên vừa ra đường là cô ghì chặt lấy anh, như sợ anh chàng chạy theo người khác!
Phước thầm kêu khổ, bởi như thế này thì việc dò tìm những gì về Hồng Hạnh, Dã Lan coi như cực khó...
Anh đề nghị:
- Mình ghé Thuỷ Tạ ngồi uống cà phê, ăn sáng đi. Sáng sớm mà ngồi đó nhìn ra mặt hồ thì thú vị lắm!
Suốt buổi sáng ngồi ở Thuỷ Tạ hầu như là cuộc độc thoại của Trâm khi cô nàng cứ giành nói:
- Em tính rồi, lần này mình ở luôn đây, cần gì phải đi nơi nào khác. Emthích khí hậu Đà Lạt hơn.
Phước chỉ ậm ừ:
- Cũng được. Nhưng anh lại thích Nha Trang hơn. Nơi đó có biển, có các hải đảo...
Ngồi chờ tới khi mặt trời lên cao, haingười kêu tính tiền để đi bộ lên Đồi Cù. Nhưng khi Phước cho tay vào túi quần để lấy tiền trả thì anh giật mình, bởi trong túi anh lại có tấm danh thiếp còn nguyên!
- Hồi nãy mình đã xé rồi kia mà?
Phước tự nhủ và chắc chắn trong túi không phải là tấm danh thiếp đó,tuy nhiên anh không dám móc ra.
Thấy anh lưỡng lự, Trâm hỏi:
- Anh quên đem theo tiền hả?
Phước đành phải nói dối:
- Anh quên...
Trâm lấy tiền trong túi mình để trả và không quên đùa:
- Đi với em thì em còn trả cho, nếu đi với cô nào khác thì có phải quê không?
Phước nói cho qua:
- Tại hôm qua xài hết tiền mà sáng nay anh quên không lấy thêm.
Thật ra trong túi nằm chung với tấmdanh thiếp có tiền, nhưng Phước cứsợ rút ra lỡ kéo luôn cả hai thứ ra thì rắc rối!
Trước khi rời quán, Phước lại tìm cách vào nhà vệ sinh:
- Anh hơi bị đau bụng, em chờ anh một lát.
Vào trong nhà vệ sinh, sau khi gài cửa lại Phước móc tấm danh thiếp ra xem ngay và tái mặt, bởi đúng làtấm danh thiếp của Dã Lan!
Đứng ngẩn ngơ một lúc rồi một lần nữa Phước xé vụn tờ giấy ra, Anh không kịp bỏ xuống bồn cầu thì bênngoài đã nghe tiếng gõ cửa và giọng của Trâm rất khẽ:
- Em cũng đau bụng, mau lên cho em vào.
Phước đành phải ném mẩu giấy vụntrong tay qua ô cửa sổ thông hơi rangoài mà anh biết đó là mặt hồ.
Mở cửa ra trong dáng điệu lúng túng, cũng may là lúc ấy Trâm đangvội, bước ra hẳn ngoài sân rồi Phước mới trấn tĩnh lại. Anh lẩm bẩm:
- Sao lại có chuyện lạ thế này? Hay là...
Tự dưng anh toát mồ hôi, nỗi sợ hãilen vào chẳng khác nào như anh đang đối mặt với một hồn ma ghê gớm trước mắt! Phải đến khi Trâm bước ra thì Phước mới cố lấy lại bìnhtĩnh, anh kéo cô đi ngay:
- Mình về em. Anh cảm thấy khó chịu quá...
Quả lúc ấy sắc mặt Phước xanh xao, phờ phạc. Trâm phải lên tiếng:
- Anh có cần đi bệnh viện không? Nhìn anh kìa...
Phước xua tay:
- Không cần. Mình về đi em!
Phước lái xe lảo đảo như người say rượu, phải khó khăn lắm hai người mới về tới nhà. Nhưng vừa bước vào cửa thì bà chủ nhà đã nói:
- Có người nào đó ở Sài Gòn lên, nóilà tìm cô Ngọc Trâm. Phải cô là NgọcTrâm không? Tôi không nhớ rõ lắm nên bảo họ chờ, nhưng họ nói vội quá nên đưa cái địa chỉ này bảo cô về thì tới ngay, họ cần gặp gấp lắm!
Cầm tờ giấy lên, Trâm đọc cho Phước cùng nghe:
- Đường liên xã Đông, Trại Hầm.
Vừa nghe đến đó Phước đã không dừng được, kêu lên:
- Sao lại là Trại Hầm?
Bỗng dưng Trâm cũng sợ hãi cuống cuồng lên:
- Em phải đi ngay!
Phước hốt hoảng:
- Để anh cùng đi với.
Nhưng Trâm đã nghiêm giọng:
- Anh đang bệnh không đi được. Đểem tự lái xe, chuyện này cần lắm.
Cô không chờ Phước đồng ý, đã giằng lấy chìa khoá xe rồi ra nổ máyvọt đi rất nhanh. Khi ra đến ngoài rồi Trâm mới bình tâm lại, cô hơi mấttự chủ, lẩm bẩm:
- Tại sao mình lại đi? Ai ở địa chỉ nàyvậy?
Thật ra Trâm không hề quen ai ở địa chỉ đó cả. Mà cuối thư cũng không ký tên... vậy mà vừa đọc thư xong Trâm đã quýnh lên, như bị ai thôi thúc, ép buộc!
Do không biết đường nên Trâm phảihỏi ba bốn lượt, cuối cùng mới tìm được hướng về Trại Hầm.
Địa chỉ mà Trâm tìm được lại đúng làngôi nhà của... Dã Lan! Nhưng khi cô xuống kêu cửa thì không phải bàcụ hôm qua đón Phước, mà là một cô gái rất đẹp. Vừa trông thấy Trâm cô ta đã reo lên:
- Cô rất đúng hẹn!
Trâm được mời vào trong nhà và côgái chủ động tự giới thiệu:
- Tôi là Dã Lan. Còn cô là Ngọc Trâm?
Trâm ngạc nhiên:
- Sao cô biết tôi? Và lý do mời tôi tớiđây là gì?
- Cô không ngại tôi nói thật?
- Ủa, chưa biết sự thật mà cô nói sẽra sao thì việc gì phải ngại? Cô muốn nói về cái gì mới được?
Cô nàng tự xưng là Dã Lan nói rõ từng tiếng một:
- Tôi muốn cô đến gặp một người. Người đó hiện nay chồng cô đang đau đầu vì cô ta, mà không khéo anh chàng Phước đó sẽ là nạn nhântiếp theo! Tôi
và cô tuy chưa quen biết nhau nhưng biết cô sắp gặp nguy nên ra tay cứu. Cô tin lời tôi không?
Trâm hơi giật mình, nhưng vốn tính ngang bướng, không thích bị hù doạ, cho nên cô hỏi lại:
- Cô nói tôi đang gặp nguy? Mà cụ thể thế nào?
Cô ta lấy từ cái túi vải bên cạnh một túi nhỏ, đưa ra cho Trâm xem:
- Cô xem bộ đồ này có đẹp không?
Nhìn bộ đồ ngủ bằng lụa của phụ nữ, Trâm ngạc nhiên:
- Đồ của ai vậy? Mà tại sao cô lại đưa cho tôi xem làm gì?
- Tôi không nói ra đồ này là của ai, vì người nói cho cô biết sẽ không phải là tôi.
- Vậy là ai?
Nàng ta cười khó hiểu:
- Rồi cô sẽ biết.
Trâm thấy thái độ úp mở của cô ta thì bực dọc, đứng lên ngay:
- Tôi tưởng cô là người quen thật sự của tôi, kêu tôi tới đây bởi chuyện gì quan trọng, thì ra là một việc tào lao! Vậy tôi xin kiếu!
Trâm dợm bước ra thì chợt nghe câu nói:
- Tôi muốn cô gặp một người tên là Hồng Hạnh, mộ cô gái dang đe doạ tới hạnh phúc giữa cô và người cô đang yêu!
Trâm quay lại, tròn mắt kinh ngạc:
- Cô muốn nói... chồng tôi và cô gáiấy?
Nàng ta cười khẩy:
- Điều đó chính cô gặp rồi nhận xét thì chính xác hơn là nghe tôi nói! Côcứ giữ lấy bộ đồ này đem về đưa cho chồng cô xem và hỏi nó là của ai, lúc ấy cô sẽ nghe anh ta nói! Đó, sau khi anh ta xác nhận rồi chính anh ta sẽ chỉ cho cô nơi nào để cô gặp tình địch của mình.
Dứt lời ấy, cô nàng bước trở vào nhà trong và thật lâu sau chẳng thấy trở ra. Đợi mãi, Trâm sốt ruột,lúc này cô mới đảo mắt quan sát một vòng ngôi nhà.
Đến khi mắt chạm vào tủ thờ, nhìn thấy bức ảnh chân dung trên đó thìtim cô muốn nhảy ra ngoài!
- Cô... cô ta... là...
Giữa người thật bên ngoài vừa rồi và người trong ảnh chỉ là một! Vậy ra...
Trâm muốn kêu lên, nhưng hầu nhưcô không còn đủ lực để làm. Toàn thân cô lúc này mồ hôi toát ra như giữa trưa hè ờ một vùng oi bức, dù bây giờ là mùa thu của Đà Lạt sương mù!
Lâu lắm sau đó Trâm mới lên tiếng được:
- Cô ơi!
Nhưng cũng chỉ kêu được mấy tiếngđó rồi thôi. Trâm cố lắm rồi ôm bộ đồ và chạy biến ra ngoài cổng...
Trang: [ 1 ][ 2 ][ 3 ][ 4 ].