•—◦—⊙—◦—•
Có những nơi trên thế giới mà chỉ nghe tên thôi cũng khiến ta phải rùng mình sợ hãi. Gắn với những nơi này là các câu chuyện bí ẩn về các vụ tai nạn, những cái chết bất thường không tài nào lý giải nổi. “Núi tử thi” Ural (Nga)
Núi Kolat Siakul, nằm ở phía Tây dãy núi Ural (Nga), từ lâu đã được mệnh danh là “Núi tử thi” vì nơi đây đã từng xảy ra những cái chết bí ẩn trong cùng một thời điểm không thể lý giải được.
Sự kiện ngày 2/2/1959, 9 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Ural tổ chức cắm trại qua đêm ở sườn núi Kolat Siakul. Ban ngày, mọi việc diễn ra bình thường. Thế nhưng sáng hôm sau, người ta phát hiện toàn bộ 9 người này đã chết. Trên cơ thể họ, da có những sắc tố đỏ kỳ lạ, nội tạng bị tổn thương và xuất huyết.
Có nhiều giả thuyết rất mơ hồ được đặt ra như: trại của họ đã bị sét đánh, hoặc họ chết do tác động của các vật thể bay không xác định. Tuy nhiên, giả thuyết có vẻ thuyết phục hơn cả, cho rằng, có thể trại của những sinh viên này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của “Bom chân không” - một loại vũ khí mới Quân đội đang bí mật thí nghiệm thời bấy giờ. Những biểu hiện chung trên cơ thể cả 9 người sau khi chết hoàn toàn giống với những triệu chứng thường thấy khi cơ thể bị tổn thương do “Bom chân không” gây loãng không khí trên diện rộng. Ở những vùng ngoại biên như khu vực này, cơ thể nạn nhân sẽ bị lực ép từ bên trong gây vỡ mạch máu. Tại chấn tâm vụ nổ, cơ thể sẽ bị phá nát. “Thung lũng chết” Camtratca (Nga)
Một số nhà nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên đặc biệt tin rằng, những khu vực được coi là “điểm chết”, trước hết, là những nơi có các hiện tượng tự nhiên bất thường. Chẳng hạn, những “núi” xương trắng tại “thung lũng chết” Camtratca thuộc khu bảo tồn Cronochco (Nga) khiến bất kỳ ai “vô tình” đến đây đều vô cùng kinh sợ.
Thực chất, nguyên nhân dẫn đến những cái chết khó hiểu của các loài chim, chồn Gulô, và gấu tại khu vực này là do những kẽ nứt của vỏ trái đất phát ra chất độc cianua gây tê liệt cơ quan hô hấp, dẫn đến tử vong. “Vực chết chóc”, Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Một nơi khác thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng bị coi là một “thung lũng chết” bởi ở đây đã liên tiếp xảy ra nhiều thảm kịch chết người.
Mùa hè năm 1950, một chiếc máy bay bất ngờ bị nổ khi bay qua đây làm gần 100 người thiệt mạng. Điều đáng nói là, dù nỗ lực tìm kiếm cứu nạn, nhưng chính quyền địa phương không thể nào tìm thấy dù chỉ một mảnh vụn của máy bay hay xác của người bị nạn.
Năm 1962, một đoàn chuyên gia địa chất đi qua đây cũng “biến mất” một cách bí hiểm ngay trước mắt người dẫn đường - người đã may mắn thoát nạn. Người này kể lại: “Khi nhóm đi đầu vừa bước vào hẻm núi, bỗng nhiên sương mù dày đặc che phủ toàn bộ nhóm. Tôi không còn thấy gì nữa, chỉ nghe thấy những âm thanh không rõ ràng. Một lúc sau sương tan hết, thế nhưng chẳng còn ai ở đó nữa…”.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học khi tìm hiểu về vùng đất này cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự mất tích của đoàn chuyên gia địa chất là do hơi nước phát ra từ cây cối mục rữa bị bão hoà làm cho mọi người ngạt thở dẫn đến mất định hướng và rơi xuống các kẽ nứt sâu có rất nhiều ở hai bên đường đi.
“Thung lũng tử thần” , Cát Lâm (Trung Quốc) Những tai nạn tại “Thung lũng chết” ở núi Trường Bạch thuộc tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) lại mang vẻ bí ẩn, đôi khi là huyền bí. Tại đây, đã có rất nhiều máy bay rơi và nhiều người mất tích mà chưa rõ nguyên nhân. Người dân địa phương kể rằng, ngay cả những người hái sâm, thông thạo địa bàn như lòng bàn tay, cũng sẽ một đi không trở lại khi đặt chân vào thung lũng này. Thật ra, căn nguyên của tất cả các thảm kịch ở đây là do trường điện từ mạnh bất thường. Tại đây, kim la bàn quay loạn xạ, còn con người rơi vào trạng thái điên loạn do mất tri giác và mất định hướng như bị yểm bùa, cứ loanh quanh một chỗ mà không tài nào tìm được đường đi chính xác.
•—◦—⊙—◦—•