watch sexy videos at nza-vids!
Bí kíp Tán đổ gái trong ngày 8/3 (^_'^:))
Ai là triệu phú 2012 – Phiên bản có âm thanh
XALO360.HEXAT.COM
THE GIOI GIAI TRI
•—◦—⊙—◦—• Trong khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, tại La Mã của xứ Ý ngày xưa xuất hiện một thứ sản phẩm lạ. Đó là một loại tơ lụa may quần áo mà người ý tưởng là lấy từ thảo mộc. Trong triều đình chỉ có đại để Caesar (100 - 44 TCN) mới được phép mặc thứ áo mềm mại và mỏng như tơ đó. Lucius Annaeus Seneca (mất năm 1965), có lẽ là nhà châm biếm đầu tiên trong lịch sử văn chương, viết về áo lụa “không che được thân, không che được sự kín đáo thì không thể gọi là áo quần". Thứ tơ lụa đó thực ra đã được người Trung Hoa nghĩ ra khoảng 2.600 năm trước Công nguyên, nhưng mãi đến thời kỳ của Caesar, lụa mới đến được vùng Địa Trung Hải. Trong thời kỳ đó, lụa đắt đến mức phải dùng vàng để cân đo và con đường đi bộ băng qua sa mạc để đem lụa từ Trung Quốc đến phương Tây được gọi là Con đường tơ lụa (Silk Road). Với tác phẩm của Seneca còn lưu lại, người ta biết Con đường tơ lụa được xây dựng khoảng chừng 2.100 năm trước đây. Đó là một hệ thống đường bộ cho đoàn người ngựa và lạc đà, men theo những hành lang có nước và cỏ, nám giữa những bãi sa mạc khổng lồ và các rặng núi đầy tuyết của vùng Trung Á. Con đường tơ lựa được xem như bắt đầu từ Trường An, kinh đô cũ của Trung Quốc, vượt qua một chàng đường khoang 8.000 km trước khi đến Địa Trung Hải. Trên con đường đó, dĩ nhiên hàng hóa được thay chủ nhiều lần trước khi đến mục tiêu cuối cùng. Từ Trung Quốc, ngoài lụa, thương nhân ngày xưa còn mang đi hương liệu, dược liệu, đồ sứ, lông thú, ngọc thạch, đồ đồng... Trên đường trở về, trên lưng đoàn lạc đà của họ không thiếu hàng cao cấp đưa vào Trung Quốc như ngà voi, vàng, đá quý, pha lê. Đặc biệt từ các nước Trung Á họ còn mang về hãn huyết mã, một giống ngựa quý mà mồ hôi của nó đỏ thắm như máu. Trên đường từ Đông qua Tây, lữ khách sẽ gặp vô số chướng ngại, chủ yếu là do núi cao và sa mạc mà sa mạc lớn nhất là Taklamakan tại Tân Cương ngày nay. Do đó con đường tơ lụa chia nhiều nhánh, bắt đầu từ tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Cuối cùng các nhánh nhập lại tại Kashgar đế từ đó tiến về phíaTây. Một trong những nhánh đó sẽ vượt một ngọn đèo cao khoang 5.000m, hướng về phía Nam để đến Ấn Độ. Trên nhưng con đường hoang khách buôn tụ nhau ca hát, kể cho nhau nghe về phong tục tập quán xứ mình, về kiến thức khoa học, triết lý, tôn giáo, thế giới quan. Từ một hoạt động thuần tuý trao đổi hàng hóa, những “thương lái đường dài” đầu tiên đó của thế giới trở thành cầu nối của những nền văn hóa khác nhau. Người ta ghi nhận công nghệ làm giấy và thuốc súng đã theo con đường tơ lụa đến các nước Ả Rập và phương Tây. Thực vậy, nếu đi lại con đường to lụa từ Đông sang Tây ta sẽ bắt đầu với nền văn hóa cổ đại của Trung Quốc, sau đó gặp gỡ Ấn Độ giáo và Phật giáocủa bán đảo Ấn Độ, sau đó nữa là nền văn minh Lưỡng Hà tại xứ Ba Tư, Iraq, Syria ngày nay cuối cùng là hệ thống triết lý, khoa học và nhân sinh quan đồ sộ của Hy Lạp - La Mã tại Địa Trung Hải. Một nhánh nữa của con đường tơ lụa băng qua rẻo đất nhỏ hẹp giữa Địa Trung Hải và Hồng Hải (Red Sea) để đến Bắc Phi và như thể đã tiếp cận với nền văn minh cổ nhất của loài người còn sót lại, nền văn minh Ai Cập. Vì thế con đường tơ lụa thực chất chính là chiếc cầu nối vĩ đại bắc qua tất cả các nền văn minh của loài người. Do đó hệ thống những con đường thô sơ từ vùng Trung Á, băng qua các vùng thưa thớt người ở, trong các sa mạc nóng bỏng, trên các ngọn núi quanh năm tuyết phủ đó chính là sự toàn cầu hóa đầu tiên của nhân loại. Nhưng ít ai biết một nhánh khác của con đường này, đó là con đường tơ lụa trên biển. Trong một thời kỳ, khi con đường xuyên Trung Á trở nên bất ổn và khi kỹ thuật đóng tàu của hai phía Đông Tây đã phát triển, lũ khách bắt đầu khởi hành từ miền Nam Trung Quốc, tiếp theo bờ biển Việt Nam ngày nay và hẳn đã ghé Hải Phòng, Hội An, Sài Gòn ngày nay. Sau đó đoàn hải thuyền vòng qua Indonesia đe tiền đến Ấn Độ Dương rồi từ đó đi vào Hồng Hải đến Ai Cập và Châu Âu. Do đó tổng thể con đường tơ lụa bao trùm cả hệ đường bộ xuyên qua các nước Trung Á và hệ đường biển qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Hồng Hải. Trong toàn bộ hệ thống toàn cầu hóa bao la đó của lịch sử loài người, Việt Nam cũng là một thành phần. Cũng vì thế mà Việt Nam sớm tiếp thu mọi nền văn hóa từ phương Bắc cũng như phương Tây, bằng đường bộ và đường thủy. Theo một tài liệu, Bồ-đề Đạt-ma, sư tổ Thiền tông Trung Quốc, từ Ấn Độ đến Nam Kinh bằng đường biển, trên đường đi có ghé Việt Nam. Một lý thuyết đáng chú ý cho rằng Phật giáo phát triển tại Việt Nam sớm hơn cả Trung Quốc nhờ truyền thẳng từ Ấn Độ qua. Trong thế kỷ XIII, Marco Poio, nhà thám hiểm người Ý, trên đường trở về cố hương bằng đường biển cũng đã ghé bờ biển Việt Nam để lấy nước và lương thực. Kể từ khoảng thế kỷ XVI, sau một thời gian chìm đắm trong thời Trung cổ tối tăm, Châu Âu đi vào một thời kỳ phát triển rực rỡ trên mọi phương diện. Năm 1514, đội thương thuyền của Bồ Đào Nha đã hoàn chỉnh, thường vượt biển đi Trung Quốc mà trên đường đi họ luôn luôn cần đến những chỗ ghé chân an toàn, trong đó Hội An phải là một điểm dừng quen thuộc. Con đường tơ lụa là trục lộ của sự toàn cầu hóa, nhưng tiếc thay nó cũng là con đường đẫm máu nhất. Vì làm sao có thể khác được, nó chính là nơi dẫn đường cho các cuộc chiến tranh của các đế chế luôn luôn muốn bành trướng. Thực ra con đường tơ lụa tại Trung Á đã bắt đầu trước khi tơ lụa của Trung Quốc đến tay Caesar. Nó đã được thiết lập bởi đại đế Alexander của Hy Lạp, khi ông đem quân xâm chiếm đến miền Bắc Ấn Độ vào năm 325 trước công nguyên. Cho nên con đường tơ lụa thực ra được mở cửa trước, từ Tây sang Đông, với tham vọng ngự trị từ phương Tây. Khoảng từ thế kỷ thử VII, một đội quân với danh nghĩa truyền bá tôn giáo, phát xuất từ miền Lưỡng Hà, cũng theo con đường tơ lụa tràn đến miền Trung Á và Ấn Độ, mang theo kinh điển và lưỡi gươm trong hành lý của mình. Trong thế kỷ XIII, người Mông Cổ thiết lập đế chế của mình bằng vó ngựa xuyên qua những con đường hoang vắng đó đến tận Châu Âu.
—◦—⊙—◦—
Copyright © XaLo360 Mobile.All rights reserved.XALO360
Gửi cho bạn bè
Facebook Twitter
Link: Sms..