watch sexy videos at nza-vids!
Bí kíp Tán đổ gái trong ngày 8/3 (^_'^:))
Phong Thần - Tam Linh Hộ Quốc
XALO360.HEXAT.COM
THE GIOI GIAI TRI
•—◦—⊙—◦—• Con đường tơ lụa trên biển cũng không thoát khỏi quy luật đó. Chiến thuyền thường đi chung với thương thuyền. Khi các hạm đội của phương Tây trở nên hùng mạnh từ thế kỷ XVI, họ đem quân xâm chiếm các nước Đông Á. Việt Nam, chỗ dừng chân an toàn của các thương thuyền, không thoát khỏi số phận bị nhắm làm thuộc địa. Năm 1858, Pháp đem tàu chiến tiền đánh Đà Nẵng.
Cuộc chiến không ngang sức giữa hai bên không kéo dài lâu. Năm 1862, Việt Nam nhường ba tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Tại Sài Gòn, một ngày trong tháng 7/1863, một lão ông mặt mày quắc thước, lúc đó đã 67 tuổi, cất những bước nặng nề lên tàu đi Pháp. Đó là một nhà Nho xuất chúng một vị quan chính trực, một vị đại thần đã từng phục vụ ba triều vua nhà Nguyên, đồng thời là một nhà ngoại giao lão luyện hiếm có của Việt Nam. Tên ông là Phan Thanh Giản.
Phái bộ Phan Thanh Giản đi Pháp với một sứ mạng đặc biệt của nhà vua Tự Đức giao cho. Ông phải "chuộc" lại ba tỉnh đã mất, một điều mà nhà ngoại giao kinh nghiệm như ông hẳn đã biết là bất khả. Chiếc tàu Pháp Européen mang ông và phái bộ đi ngược về phía Tây, qua Ấn Độ Dương, đi vào Hồng Hải. Lúc này, kênh đào Suez chưa hoàn thành, ông lên bờ Tây của Hồng Hải, ghé thủ đô Cairo, yết kiến vị phó vương Ai Cập. Sau đó có đoàn đến cảng Alexandria, lấy tàu đi Pháp. Ngày 11/9/1863 tàu cập bến cảng Marseille, hai ngày sau đoàn đến Paris. Gàn hai tháng sau, ngày 7/11, phái đoàn mới được yết kiến nhà vua Pháp và trình quốc thư của Tự Đức. Sau khi thương lượng và tham quan tại Pháp và các nước Châu Âu khác, ngày 18/3/1864 phái bộ về đến Sài Gòn, cũng bằng con đường ngang qua Hồng Hải. Về nước, ngoài việc báo cáo kết quả đàm phán, ông tâu với nhà vua cần canh tân đất nước đế theo kịp với đà tiến chung của nước ngoài. Ta cần nhớ là Minh Trị Thiên Hoàng bắt đau canh tân nước Nhật vào năm 1868.
Lịch sử cho thấy Việt Nam không “chuộc” được một tấc đất nào từ Pháp mà ngược lại bị mắt thêm ba tỉnh ở Nam kỳ. Phan Thanh Giản bị Tự Đức và triều đình đổ tội làm mất các tỉnh, bi nhà vua ra lệnh đục bỏ bia Tiến sĩ. Cuối cùng Phan Thanh Giản tuyệt thực và uống thuốc độc tự tử. Đó là ngày 4/8/1867.
Người đời sau có kẻ khắt khe với ông, lớn tiếng kết tội ông là kẻ "hàng giặc, bán nước, sợ phục văn minh tư bản". Tất cả những con đường mang tên ông đều bị đổi tên. Có lẽ Phan Thanh Giản là một trong những người đầu tiên nằm giữa hai lằn đạn của lịch sử. Và ông không phải là người cuối cùng. Một con người khẳng khái như Phan Thanh Giản đã năm lần bị giáng chức chỉ vì tội chính trực, lần cuối con người đó đã thẳng thắn tâu vua phải biết tìm tòi sửa đổi rằng với nước ngoài. Lời khuyên can đó đến quá trễ vì có lẽ Tự Đức dù có muốn cũng không thực hiện được nữa. Ông cũng như các vị tiên đế của ông đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Đó cũng chẳng phải là những lần bỏ lỡ cuối cùng của lịch sử dân tộc.
Ngày hôm đó khách đứng bên bờ Tây của Hồng Hải và nhớ đến Phan Thanh Giản. Cuộc đời bi tráng của ông đáng được quay thành phim. Hơn 140 năm trước lão nho sĩ yêu nước đó đã hai chiều xuôi ngược trên khe biển dài và tiếp này. Không bao lâu sau chuyến hành trình của Phan Thanh Giản, kênh đào Suez được khánh thành trong năm 1869. Reo đất mà ngày xưa đoàn lạc đà báng qua đề đến Ai Cập nay có một kênh đào dài 163km để nối Địa Trung Hải và Hồng Hải. Từ đó con đường tơ lụa trên biền đã thực sự thông thương. Đoàn người ngựa và lạc đà đã được thay thế bới những đoàn hải thuyền vĩ đại với vô số hàng hóa cao cấp từ hai chiều Đông Tây, nhất là từ một nước Nhật Bản đã biết canh tân, tiến bộ và hùng mạnh.
Trên bãi biển Hurghada bờ Tây của Hồng Hải, khách bỗng thấy nằm trơ trọi một đôi dép Bitis của ai đang tắm biển. Lòng đầy u hoài khách nhìn về phía Đông !
—◦—⊙—◦—
Copyright © XaLo360 Mobile.All rights reserved.XALO360
Gửi cho bạn bè
Facebook Twitter
Link: Sms..