Việc này cực kỳ quan trọng. Nghe thì đơn giản nhưng thực hiện thành công quả không dễ chút nào. Cả hai cần đặt mình vào địa vị nửa kia để lắng nghe họ nói, để hiểu được họ nói vậy có nghĩa gì và họ mong muốn điều gì.
Bạn cần lắng nghe bằng cả tấm lòng để biết quan hệ vợ chồng đang “trục trặc” chỗ nào, vấn đề nào cần được ưu tiên giải quyết. Trong quá trình lắng nghe, có thể bạn sẽ tức giận, nhưng nhớ kiềm chế, nên nghe hết những điều người kia đang cố gắng truyền tải tới bạn.
2. Không xúc phạm
Một trong những điểm dễ “hớ” khi nổi nóng là buông lời xúc phạm đối phương. Và đó là điều đáng tiếc nhất bạn có thể làm.
Một lời nói ra không bao giờ lấy lại được. Xúc phạm lẫn nhau khiến cả hai càng nóng hơn và đi lạc chủ đề. Những lời nóng giận như mũi dao khắc sâu vào tâm trí, trái tim người kia. Hãy học cách lấy bình tĩnh và cân nhắc kỹ trước khi nói. Đừng để qua cơn “lũ quét” bạn phải cúi đầu lí nhí “anh/em không hề có ý đó…” khi mọi chuyện đã quá muộn màng.
3. Tìm xem vấn đề thực sự ở chỗ nào
Hai người có thể tranh cãi vì những điều rất nhỏ như hôm nay đến lượt ai đổ rác hoặc anh ấy đã quên buổi hẹn ăn tối với nhà vợ một cách “trắng trợn” như thế nào.
Vấn đề nằm ở chỗ các “nguyên cớ” này có thể bắt nguồn từ các vấn đề lớn hơn như chồng bạn cho rằng vợ không nỗ lực vận động để giảm cân còn bạn cho rằng ông xã là kẻ không biết giữ lời hứa, thiếu cam kết trong mọi chuyện.
Tìm ra và giải quyết được nguyên nhân sâu xa sẽ giúp bạn có cách tránh xung đột trong những lần tới.
4. Bạn không phải lúc nào cũng đúng
Khi cãi cọ với bất kể ai, chúng ta thường nghĩ rằng mình đúng. Ai muốn mình sai? Có thể chấp nhận được khi bạn muốn mình là người đúng. Tuy nhiên, hãy thừa nhận một điều, chẳng ai đúng mãi cả. Cứng đầu cứng cổ giữ quan điểm cá nhân có thể khiến tình hình “chiến sự” thêm căng thẳng. Hãy tin rằng, đôi lúc bạn được phép mắc sai lầm, điều đó chẳng làm bạn mất mát gì và không ai đánh giá con người bạn qua sai lầm đó đâu.
5. Lựa chọn trận chiến
Có những điều không đáng để đấu tranh. Hãy cho qua những chuyện vặt vãnh, nhỏ nhặt, để tránh stress cho cả hai. Biết chấp nhận, bỏ qua sẽ khiến cuộc sống dễ chịu hơn nhiều.
6. Cho nhau không gian riêng
Có những khi, tất cả những gì vợ chồng bạn cần chỉ là… xa nhau ra một chút. Hãy để nửa kia được làm những điều mà anh/cô ấy muốn làm. Khi có tranh cãi, hãy cho nhau thời gian để dịu đi cơn nóng, ra ngoài hít thở không khí trong lành, đi bộ, đạp xe… bất kể hoạt động nào kéo được bạn ra khỏi tình huống sẽ dẫn đến viễn cảnh không mong muốn.
7. Biết ơn
Hơn tất cả, có những khi bạn cần phải biểu lộ lòng biết ơn của mình tới bạn đời. Những cảm xúc trân trọng nhau ấy sẽ giúp hai người vượt qua tranh cãi, giữ cho mình cái nhìn tích cực. Nhớ rằng bạn yêu người ấy, không muốn đẩy người ấy ra xa chỉ vì những vấn đề lẽ ra có thể giải quyết được.
8. Thỏa hiệp
Mọi mối quan hệ đều có được những lợi ích nhất định từ thỏa hiệp. Đôi khi bạn chỉ cần biết khi nào nên thỏa hiệp mà thôi. Bạn không thể lúc nào cũng khăng khăng cách của mình hay nhất nhất chỉ nghe theo người ấy. Hãy cố gắng trung hòa, để hai người đều cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống chung.
•—◦—⊙—◦—•