Nhiều người cho rằng, những người quản lý giỏi chuyên môn chưa hẳn đã
quản lý tốt. Bởi muốn trở thành một người quản lý giỏi, doanh nhân cần
biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. Sau đây là những
điều cần thiết để nâng cao kỹ năng quản lý...
Kiểm tra kiến thức bản thân
Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết
được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh
nghiệp cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Hãy
kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước xem những
gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những
tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho
mình.
Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm
Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.
Học lại – Tự đào tạo lại
Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.
Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế giới, vì thế bạn cũng có thể tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng điêu hành... Tất nhiên ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần biết sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể hay quá trình cụ thể.
Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường (uyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.
Đặt nhân viên của mình lên trên hết
Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ lần làm tốt mọi việc.
Pich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: "Nhà quản lý hiệu quả nhất là người tiết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình".